CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

46 người chết ở Texas: nước Mỹ là “xa lộ đến địa ngục” đối với người di cư

 Vụ việc ít nhất 46 người được cho là di cư đã chết bên trong và xung quanh một chiếc xe đầu kéo bị bỏ hoang ở San Antonio, Texas , theo mô tả của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, "thảm kịch kinh hoàng của con người", còn theo như lời của thị trưởng thành phố, là vụ buôn lậu chết người khủng khiếp nhất ở nước này trong những năm gần đây.


Người di cư đã là một phần quan trọng của Hoa Kỳ kể từ khi thành lập. Đất nước này được biết đến như thiên đường dành cho người di cư - đã trở thành địa ngục.




Hoàn Cầu thời báo được dịp tố, những hành vi ngược đãi vô nhân đạo đối với người di cư, đặc biệt là những người bất hợp pháp, là một trong những vết nhơ đáng kể đối với hồ sơ nhân quyền của Washington. Nhiều người nhập cư không có giấy tờ tùy thân trở thành lao động bất hợp pháp sau khi đến Mỹ. Ở một mức độ nào đó, họ bị các nhóm lợi ích khác nhau ở Mỹ đối xử như nô lệ thời hiện đại.

Trong nhiều năm, những người từ các nước đang phát triển đã được đưa đến Mỹ với lý do giả mạo hoặc chỉ đơn giản là thông qua buôn bán người. Đối với những người này, trở thành lao động cưỡng bức là số phận của họ. Một bản cáo trạng về một số kẻ buôn lậu nhập cư vào năm 2021 tiết lộ rằng các nạn nhân của họ bị buộc phải làm công việc ban ngày trong trang trại, sống trong điều kiện bẩn thỉu, quá đông đúc mà không được tiếp cận thường xuyên với thức ăn và nước uống.

Hơn nữa, những người di cư không phải da trắng dễ bị cảnh sát tàn bạo hơn các nhóm khác ở Mỹ. Ví dụ, vào tháng 4 năm 2022, một cảnh sát da trắng ở Grand Rapids, Michigan, đã bắn chết Patrick Lyoya, một người nhập cư da đen từ Congo  có giấy tờ đầy đủ chạy sang Mỹ tị nạn. Cái chết của Lyoya đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Mỹ. Nếu một người nhập cư hợp pháp bị đối xử theo cách này, thật khó tin vào số phận của những người không có giấy tờ.

Đối với nhiều người nghèo từ các nước đang phát triển, giấc mơ Mỹ quá đẹp và đầy hứa hẹn đến nỗi họ sẵn sàng mạo hiểm vào Mỹ bằng những phương tiện nguy hiểm. Ví dụ, một số người trong số này nhập cảnh từ biên giới phía nam của Hoa Kỳ, đặc biệt là gần biên giới Texas-Mexico, bằng cách trốn trong xe tải. Điều này một phần liên quan đến lịch sử của Texas về các biện pháp khắc nghiệt và cao tay chống lại người nhập cư bất hợp pháp.

Vào tháng 3 năm 2021, Thống đốc Texas Greg Abbott đã khởi động "Chiến dịch Ngôi sao Cô đơn." Nhiệm vụ chung này giữa Bộ An toàn Công cộng Texas và Bộ Quân sự Texas nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm dọc biên giới với Mexico, bao gồm tội phạm xâm nhập, buôn lậu và buôn người. Tính đến tháng 6 này, quân đội Texas đã bắt và chuyển hơn 134.000 người nhập cư bất hợp pháp đến cơ quan thực thi pháp luật và đã từ chối việc vượt biên đối với hơn 16.000 người di cư. Chương trình tốn kém đã được một số tổ chức nhân quyền gọi là "hoạt động phân biệt đối xử và lạm dụng". 

Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích chương trình này là "nơi sinh sôi của việc lập hồ sơ chủng tộc, chính sách thiên vị và đã áp đảo từ các hệ thống tư pháp địa phương, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng về quy trình tố tụng".

Thay vì phản ánh và thay đổi cách đối xử tồi tệ với những người di cư, Chú Sam (Chính phủ Mỹ) đã chọn nâng cấp sự ngược đãi của mình đối với những người này. Do đó, con đường tới Mỹ của những người di cư trông giống đường cao tốc đến địa ngục hơn. Và ngay cả khi một số người trong số này đến được Mỹ, giấc mơ Mỹ mà họ theo đuổi nhanh chóng trở thành cơn ác mộng của sự phân biệt đối xử có hệ thống, bóc lột, bạo lực và thậm chí là cái chết.

Thật là lố bịch khi là một quốc gia bị ám ảnh bởi việc khoe khoang "nhân quyền" của mình, Hoa Kỳ lại không nỗ lực nhiều hơn để cải thiện các điều kiện nhân quyền chính nó. Điều này chỉ cho thấy Washington đạo đức giả như thế nào đối với các vấn đề nhân quyền.

Hoàn Cầu Thời báo hôm 28/6 đã chế giễu: chú Sam, lần sau nếu con tố cáo và bôi nhọ nhân quyền của người khác, con nên soi gương trước để thấy bộ mặt xấu xí của mình với những hành vi vi phạm nhân quyền và nghĩ xem mình phải chịu trách nhiệm cho bao nhiêu mạng người vô tội.
Read More

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mua lại 7 trạm thu phí BOT

Ngày 17/5, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng vốn ngân sách để mua lại 7 dự án BOT tồn đọng nhiều năm nay.

Tại cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ ngày 17/5, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Đối tác công tư (PPP) cho biết, đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý vướng mắc 14 trạm thu phí, còn lại 7 dự án BOT chưa có giải pháp, vượt thẩm quyền của Bộ.

Theo ông Thành, tại các dự án BOT này, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng song chưa được thu phí hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu do các nguyên nhân khách quan, không thể lường trước hoặc do thay đổi chính sách từ phía cơ quan nhà nước.

Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng các dự án trước thời hạn, ông Thành cho hay, các dự án BOT trước đây được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng.

Trạm thu phí T2 gần cầu Vàm Cống từng  bị tài xế phản ứng về vị trí đặt trạm. Ảnh: Cửu Long

Trạm thu phí T2 gần cầu Vàm Cống từng bị tài xế phản ứng về vị trí đặt trạm. Ảnh: Cửu Long

7 trạm thu phí thuộc các dự án BOT cần xử lý gồm: Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km5+889).

Trạm thu phí Quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100); trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.

Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Đối tác công - tư có báo cáo chi tiết các trạm BOT trong tháng 5 để trình Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý.

Read More

Thế giới phẫn nộ trước vi phạm nhân quyền ở Israel, giới dân chửi im lặng

 Giữa lúc giới dân chửi liên tục tuyên truyền rằng chỉ cần làm đồng minh của Mỹ và bắt chước Mỹ, một vùng đất sẽ nhanh chóng có dân chủ, nhân quyền, và trở thành “phe chính nghĩa” trong quan hệ quốc tế hiện nay, những gì đang diễn ra ở Israel dường như phủ nhận hoàn toàn cái ảo tưởng đó.

Hồi đầu tuần trước, quân đội Israel đã hạ sát phóng viên Shireen Abu Akleh của kênh Al Jazeera, giữa lúc cô đang tác nghiệp báo chí trong bộ đồng phục dễ nhận diện. Sau đó, đến ngày 13/05, cảnh sát Israel lại tấn công đoàn người dự đám tang của Akleh, chỉ để giật lá cờ Palestine phủ trên quan tài của cô xuống đất. Vì Akleh là một nhà báo được ngưỡng mộ trong thế giới Arab, sự kiện này đã gây phẫn nộ trong dư luận khu vực, và bị lên án bởi cả Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ lẫn nhiều tổ chức nhân quyền. Tuy nhiên, các nhà dân chửi ở Việt Nam, những người tự xưng là “đấu tranh cho nhân quyền”, lại không hề nhắc đến nó dù chỉ một chữ.



Sự im lặng này của giới dân chửi cũng dễ hiểu. Lâu nay, họ vẫn tự trao cho mình cái nhiệm vụ PR cho cả nước Mỹ lẫn những đồng minh của Mỹ. Ngay cả Israel và Philippines, hai chế độ bị quốc tế lên án về vô số vi phạm nhân quyền, cũng được họ đều đặn lên bài tô hồng suốt nhiều năm. Giờ đây, nếu họ lên án Israel vi phạm nhân quyền, thì cũng chẳng khác gì nhổ ra rồi nuốt lại.



Trong mắt bộ máy tuyên truyền của giới dân chửi, theo Mỹ là tốt, chống Mỹ là xấu. Cái lối nịnh bợ này thật buồn cười, khi mà danh sách đồng minh của Mỹ từng bao gồm cả Bin Laden lẫn Saddam Hussein. Qua những vụ việc kiểu này, chúng ta thấy rõ họ có trung thực không, và có thật lòng quan tâm đến nhân quyền hay không. Có vẻ trong mắt họ, nhân quyền không quan trọng bằng phe cánh, hay nói đúng hơn, nhân quyền chỉ là tấm bình phong của phe cánh.

Read More

THỦ ĐOẠN CỦA VIỆT TÂN KHI KÊU GỌI BIỂU TÌNH TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - ASEAN

 Tổ chức khủng bố Việt Tân đang rêu rao công khai kêu gọi lũ lưu vong hải ngoại tổ chức biểu tình nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tại Toà Bạch Ốc (White House), Washington D.C vào hai ngày 12 và 13 tháng 5. Luận điệu của Việt Tân đưa ra là kêu gọi “cùng nhau lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm và tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người dân Việt Nam”.

Chuyện công du nước ngoài của lãnh đạo nhà nước chẳng phải là điều gì xa lạ. Vậy nhưng các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị lại liên tục lợi dụng vấn đề này để chống phá đất nước.

Người ta đặt câu hỏi, tại sao một lũ lưu vong phản quốc ở tận đâu mà lại quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đến thế? Điều đó chẳng phải thật sự vô lý, như vậy ngay từ lý do để tiến hành biểu tình đã không chính danh, chính đáng. Số người có thể không còn mang quốc tịch Việt Nam, đã rời xa đất nước vài thập kỷ nhưng liên tiếp kêu gào đòi nhân quyền ở trong nước Việt Nam thì thật sự lố bịch.

Nếu là biểu tình thực sự vì nhân quyền, tại sao mỗi lần nước Mỹ vi phạm nhân quyền, giết người hàng loạt như giết người dân da đen, hay phóng tên lửa gây chiến tranh ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới giết chết hàng nghìn người dân vô tội thì không thấy số này vác cờ vàng ba sọc đi biểu tình.

Tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi biểu tình

Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam cũng không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” theo cách nói của Việt Tân.

Vậy thì mục đích của Việt Tân là gì? Động thái kêu gọi biểu tình đó chỉ có thể là nhắm đến bôi nhọ hình ảnh Việt Nam nhân sự kiện chính trị diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi được coi là “đại bản doanh” của lũ lưu vong này; đồng thời nhân đây cũng là dịp để bọn chúng thể hiện sự tồn tại của mình trong mắt người “Mẽo”.

Hay nói cách khác, biểu tình cũng là cái nghề để tồn tại. Nên chẳng lạ lẫm gì khi vào dịp diễn ra các sự kiện chính trị ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài mà có sự tham gia của Việt Nam, đám lưu vong hải ngoại lại âm mưu tổ chức biểu tình. Rõ ràng là đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc của giới chống Cộng tại hải ngoại nhằm hậu thuẫn, ủng hộ cho số đối tượng chống đối chính trị ở trong nước bị bắt, xử lý.

Thế mới thấy, những kẻ chống phá sẽ không tiếc bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích, kể cả việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Việc Việt Tân đang kêu gọi biểu tình trong thời gian Thủ tưởng Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Mỹ cũng là một thủ đoạn nằm trong chuỗi âm mưu đó./.

Nguồn: nguoicondatme

Read More

LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM BỊ ĐẦU ĐỘC???

 Mới đọc được bài viết trên trang “Công giáo: Đạo và Đời” có nội dung xuyên tạc rằng thời gian trước  linh mục Đặng Hữu Nam bị đầu độc nhưng không được bác sĩ điều trị mà còn bị giam lỏng tại tòa giám mục Vinh. Đồng thời, nói rằng linh mục Đặng Hữu Nam bị ngăn cản đi chữa bệnh với mục đích riêng. Đúng thật là nực cười, không thể hiểu được mấy anh nghĩ gì mà lại viết ra nhưng câu chuyện ảo tưởng vậy.

        Tự mình lên tiếng thì khó, đành rằng lại phải xúi giục mấy "tay chân thân cận" chơi trò bẩn. Công khai lên tiếng thì không dám, lại phải tạo mấy tài khoản giả mạo tung tin vớ vẩn để khỏi bị phạt hiện. Nhưng nhìn vào đó thì ai chả biết thừa mấy chiều trò bỉ ổi này.


        Nói về linh mục Đặng Hữu Nam thì sau hàng loạt sai phạm cả về giáo lý, giáo luật và pháp luật, Đặng Hữu Nam đã bị cho lên thớt. Người cho lên thớt không phải chỉ mỗi bề trên trong giáo phận, mà cả rất nhiều người trong cộng đoàn.

        Càng nghĩ mời càng thấy giám mục Long quả thực rất "bao dung". Giám mục Nguyễn Hữu Long đã từng rất nhiều lần đề nghị: “Khi thấy linh mục có gì sai trái, xin anh chị em đừng nhắm mắt, bịt tai, ngoảnh mặt, nhưng hãy chân thành góp ý, xây dựng, sửa sai… Anh chị em thương yêu linh mục thì xin đừng để các linh mục, vốn là 3C (cao quý, cao cả, cao cường) lại lâm lụy vào 3Đ (độc tài, độc tôn, độc đoán), 3 L (làm sang, làm phách, làm biếng), 3T (tình, tiền, tửu)”!

        Hay như Giám mục Nguyễn Chí Linh cũng từng lên tiếng nhận xét rằng: “không thể phủ nhận rằng nhiều linh mục Việt Nam có lối đối xử quan liêu, nghĩa là như một vị quan, coi giáo dân như thần dân của nhà độc tài… Không những với con chiên, nhiều linh mục còn có thái độ hống hách với cả người bên lương… Có cha cau có, gắt gỏng từ đầu lễ đến cuối lễ, có khi gạt cả micro và sách lễ xuống đất, biến bàn thờ thành nơi nạt nộ khủng bố giáo dân, làm cho ngày chủ nhật của họ trở thành căng thẳng, nặng nề. Bài giảng lễ thì lòng thòng và chủ yếu là mắng mỏ, hăm dọa, khiển trách, thậm chí bôi bác giáo dân giữa nhà thờ… Diễn đàn Lời Chúa là diễn đàn tình thương nhưng rất nhiều cha lợi dụng để trút hết căm hờn lên đầu giáo dân. Không gì mâu thuẫn bằng linh mục lại là thủ phạm gây chia rẽ trong giáo xứ bằng chính lời nói của chủ chăn. Chúng ta tìm cách trừng trị triệt hạ những người đối lập. Không làm được thì chúng ta đem ra giữa nhà thờ để bêu riếu bôi bác”

        Thật đáng trân trọng suy nghĩ của những người quan tâm tới cộng đoàn của mình như vậy. Một bên thì "đức cao vọng trọng" như vậy, còn một số ít thì lại "phá đám". Thiết nghĩ, họ không nên hành xử như vậy, vì qua đó họ chỉ làm tổn hại hình ảnh cộng đồng Công giáo mà thôi./.

nguồn: tiengnoithehetre

Read More

Mỹ, Trung tranh cãi về Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc

Mỹ thúc giục tăng cường trừng phạt Triều Tiên, trong khi Trung Quốc kêu gọi nới lỏng tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an.

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối lập về biện pháp giảm căng thẳng với Triều Tiên tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/5, trong bối cảnh có nhiều lo ngại Triều Tiên sẽ thử hạt nhân trong vài tuần tới.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield (áo vàng) trong cuộc họp kêu gọi Hội đồng Bảo an tăng cường trừng phạt Triều Tiên hôm 11/5 tại New York. Ảnh: AFP

Đại sứ Thomas-Greenfield (áo vàng) trong cuộc họp HĐBA hôm 11/5. Ảnh: AFP

"Đã tới lúc ngừng chấp thuận ngầm và bắt đầu hành động. Chúng ta cần nhanh chóng chuyển sang tăng cường biện pháp trừng phạt, không xem xét giảm nhẹ", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói.

Bà cũng bác bỏ dự thảo nghị quyết do Trung Quốc và Nga đề xuất nhằm nới lỏng lệnh trừng phạt Triều Tiên áp đặt năm 2017, cho rằng nghị quyết tăng cường trừng phạt do Mỹ đề xuất đã gần đi đến thống nhất. "Chúng ta không thể đợi tới khi Triều Tiên tiến hành thêm các hành động khiêu khích, trái pháp luật và nguy hiểm như thử hạt nhân. Chúng ta cần lên tiếng ngay lúc này", Đại sứ Mỹ nói.

Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cần 9 phiếu ủng hộ để thông qua và không có phiếu phủ quyết của một trong 5 thành viên thường trực là Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh hoặc Mỹ.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân nhận định khả năng leo thang căng thẳng rất đáng lo ngại và kêu gọi kiềm chế, đồng thời nhấn mạnh thắt chặt trừng phạt trong bầu không khí thiếu tin tưởng là "không mang tính xây dựng".

Advertising
ADVERTISING

"Điều Trung Quốc muốn là tránh một vụ thử hạt nhân mới. Đó là lý do chúng tôi không muốn bổ sung thêm biện pháp trừng phạt có thể đẩy một trong các bên chủ động tăng cường biện pháp phòng ngừa", ông nói với báo chí sau cuộc họp. "Đàm phán luôn hiệu quả hơn cưỡng ép. Chúng ta đã chứng kiến nhiều biện pháp cưỡng ép áp đặt trên thế giới, tại Syria, tại Iraq và Afghanistan. Có nơi nào cho kết quả tốt không? Chúng ta chỉ thấy người dân khốn khổ".

Phó đại sứ Nga Anna Yevstigneeva cũng ủng hộ nghị quyết cùng đề xuất với Trung Quốc và kêu gọi nối lại đối thoại.

Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006. Hội đồng Bảo an đã liên tục tăng cường biện pháp trừng phạt trong những năm qua, nhằm cắt nguồn viện trợ cho các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này.

Bình Nhưỡng đã tăng cường đáng kể các vụ phóng tên lửa bất chấp lệnh trừng phạt, tiến hành 15 vụ thử vũ khí từ tháng 1, trong đó lần đầu bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kể từ năm 2017.

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an diễn ra một ngày sau khi tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên thệ nhậm chức. Ông là người có quan điểm cứng rắn với Bình Nhưỡng.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cảnh báo Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân "sớm nhất trong tháng này".

nguồn: Vnexpress

Read More

Nga tuyên bố phá hủy sở chỉ huy Ukraine, 200 binh sĩ thiệt mạng

 Nga tuyên bố lực lượng nước này đã phá hủy một sở chỉ huy và làm thiệt mạng hơn 200 binh sĩ Ukraine trong ngày 30/4.

Nga tuyên bố phá hủy sở chỉ huy Ukraine, 200 binh sĩ thiệt mạng - 1
Lực lượng cứu hỏa tìm cách dập cháy sau khi một nhà máy lọc dầu ở Odessa bốc cháy do bị tấn công tên lửa hồi đầu tháng 4.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, lực lượng quân sự nước này đã phóng tên lửa chính xác cao vào 17 cơ sở quân sự của Ukraine trong ngày 30/4, đồng thời phá hủy một sở chỉ huy và một nhà kho dùng để chứa tên lửa và pháo.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết các cuộc không kích trong ngày 30/4 khiến hơn 200 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và phá hủy 23 xe bọc thép.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga phóng tên lửa phá hủy một đường băng mới được xây dựng tại sân bay chính của thành phố Odessa, nơi có cảng biển chiến lược trên Biển Đen.

“Đường băng của sân bay Odessa đã bị phá hủy. Tất nhiên, chúng tôi sẽ xây dựng lại nó. Nhưng Odessa sẽ không bao giờ quên hành động của Nga”, Tổng thống Zelensky nói trong bài phát biểu vào đêm 30/4.

Thống đốc tỉnh Odessa Maksym Marchenko xác nhận Nga đã sử dụng tên lửa Bastion, phóng từ Crimea để tấn công đường băng. Tuy nhiên, quân đội Nga chưa xác nhận thông tin này.

Thị trưởng thành phố Odessa, Gennadiy Trukhanov, cho biết đường băng mất 10 năm để thiết kế, xây dựng và mới được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 7/2021.

“Sau khi có đường băng mới, chúng tôi kỳ vọng sẽ đón số lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng thay vào đó, chúng tôi lại nhận được một cuộc tấn công tên lửa”, ông Trukhanov thông báo trên Facebook.

“Tuy nhiên, Odessa không phải là thành phố chịu khuất phục trước khó khăn. Chúng tôi sẽ khôi phục lại hoàn toàn đường băng sau khi giành chiến thắng và thậm chí sẽ có nhiều khách du lịch hơn đến với chúng tôi”, Thị trưởng Odessa tuyên bố.

Trước đó, Anton Gerashchenko, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết hôm 23/4, Nga đã khai hỏa ít nhất 6 tên lửa vào thành phố Odessa.

Odessa là một trong những thành phố cảng chiến lược nằm ở ven bờ Biển Đen, miền Nam Ukraine và bị coi là một mục tiêu quan trọng với Nga khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 30/4 thông báo, kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu vào cuối tháng 2, khoảng 2.700 xe tăng và xe bọc thép, 2.503 phương tiện quân sự đặc biệt, 143 máy bay, 112 trực thăng, 660 máy bay không người lái, 279 hệ thống tên lửa đất đối không của Ukraine đã bị phá hủy.

Read More

Máy bay quân sự Mỹ rơi ở Na Uy khi tham gia tập trận NATO , 4 người chết

 Trực thăng lai V-22 của Mỹ rơi khi diễn tập tại Na Uy, khiến toàn bộ 4 người trên máy bay thiệt mạng.

Trực thăng V-22 Osprey của Mỹ tham gia diễn tập tại Na Uy tháng 3/2020. Ảnh: USAF.
Trực thăng V-22 Osprey của Mỹ tham gia diễn tập tại Na Uy tháng 3/2020. Ảnh: USAF.

Chiếc V-22 Osprey của Mỹ mất tích lúc 18h26 ngày 18/3 (0h26 ngày 19/3 giờ Hà Nội) ở phía nam thị trấn Bodo, miền bắc Na Uy, trong điều kiện thời tiết xấu. Nó đang tham gia diễn tập Cold Response với sự tham gia của 30.000 binh sĩ NATO và các đối tác.

“Cảnh sát tiếp cận điểm rơi trực thăng khoảng 1h30 (7h30 ở Hà Nội). Toàn bộ 4 người trên trực thăng đã thiệt mạng”, Ivar Bo Nilsson, giám đốc cảnh sát vùng Nordland của Na Uy, thông báo. Giới chức Na Uy cho biết cả 4 nạn nhân đều là người Mỹ.

Diễn tập Cold Response 2022 được tổ chức nhằm kiểm tra cách Na Uy điều phối lực lượng tiếp viện của đồng minh trong kịch bản NATO kích hoạt điều khoản phòng thủ chung. Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang, vốn bắt đầu trước khi Moskva phát động chiến dịch quân sự nhằm “phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine”.

Dòng trực thăng lai V-22 được Lầu Năm Góc đặt hàng phát triển từ năm 1983, với mục tiêu tạo ra một loại máy bay phản lực có thể hoạt động ở các địa hình nhỏ hẹp như rừng rậm, đường băng dã chiến cực ngắn hoặc tàu sân bay trực thăng. Một số biến thể gồm CV-22B dành cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt không quân Mỹ, MV-22B của thủy quân lục chiến và CMV-22B dành cho tàu sân bay.

Một máy bay MV-22B Osprey chuẩn bị cất cánh tại căn cứ không quân Bodo của Na Uy trong cuộc tập trận Phản ứng Lạnh 2022 ở Na Uy ngày 16-3 – Ảnh: MARINE CORPS

Hệ thống động cơ xoay của V-22 cho phép máy bay có thể dựng cánh quạt để cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng thông thường, hoặc chạy đà/tiếp đất như máy bay cánh bằng. V-22 Osprey có chiều dài 17,5 m, chiều rộng (cả cánh) 25,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn, tầm hoạt động 1.600 km. Máy bay có thể chở 24 binh sĩ và 9 tấn hàng hóa, khí tài quân sự.

Vị trí thị trấn Bodo, Na Uy (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
Vị trí thị trấn Bodo, Na Uy (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
Read More

“Phụ nữ Dũng cảm quốc tế” – Môt giải thưởng diễn kịch cho những người “không dũng cảm”

 Vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì lễ trao giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022 cho Phạm Đoan Trang và 11 phụ nữ từ các quốc gia khác. Dư luận có quyền đặt câu hỏi, Đoan Trang đã cống hiến gì mà được vinh danh là dũng cảm, và tại sao cơ quan ghi nhận sự “dũng cảm” đó lại là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ?

Đối tượng Phạm Đoan Trang

Theo lời giới thiệu, Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) ra đời từ năm 2007 bởi một cựu Ngoại trưởng Mỹ. Mục tiêu của giải thưởng này là để “công nhận những phụ nữ trên toàn cầu đã thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bình đẳng giới và bình đẳng cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái”. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở nước ngoài đề cử một người phụ nữ can đảm từ các nước sở tại tương ứng và những người lọt vào vòng chung kết được lựa chọn và phê duyệt bởi các quan chức cấp cao của Bộ. Việc lựa chọn những người như Đoan Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho thấy các cơ quan ngoại giao của Mỹ không hề thông qua chính quyền nước sở tại, và chắc chắn dựa trên “lợi ích” mà những người này mang lại cho nước Mỹ, thay vì những đóng góp của họ cho đất nước.

Tại Việt Nam, Phạm Đoan Trang là phụ nữ thứ ba được trao giải IWOC, sau Tạ Phong Tần được trao năm 2013 và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao năm 2017. Điểm chung của ba người phụ nữ được “vinh danh” này là đều bị toà án các cấp xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999. Nếu xem lại quá trình hoạt động của ba người này thì thật khó có thể nói là họ “dũng cảm”.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng là một cái tên “khét tiếng” ở Việt Nam với các hoạt động chống phá, tuyên truyền và xuyên tạc về đất nước. Trong suốt thời gian “hoạt động” từ năm 2006-2016, Quỳnh chỉ phải đối mặt với một số lần tạm giữ để nhắc nhở từ phía cơ quan chức năng, không hề có ai đe dọa hay gây nguy hiểm. Chính vì vậy mà Quỳnh càng được nước càng lấn tới với những hành vi công khai, thách thức pháp luật và bị bắt tạm giam năm 2016, ra tòa năm 2017 và chỉ một năm sau đó bị trục xuất sang Mỹ. Với những “thành tích” chống lại Tổ quốc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được các thế lực thù địch, phản động bên ngoài tìm cách đánh bóng tên tuổi, đào tạo và gán cho những giải thưởng hào nhoáng như “Giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế 2018”; “Giải thưởng Nhân quyền 2019”… Thế nhưng với quá trình “hoạt động” hết sức “thoải mái” như vậy, và ngay khi bị xét xử thì đã “tót” đi Mỹ thì thật khó có thể nói người như Quỳnh là dũng cảm.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức mẹ Nấm

Phạm Đoan Trang cũng bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạm pháp luật nhiều lần, nghiêm trọng, liên hệ với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội. Thế nhưng cũng như Quỳnh, Đoan Trang được trao hàng loạt giải thưởng từ những giải tầm phào như Tự do báo chí, Nhân quyền cho tới Giải thưởng tự do truyền thông của Bộ Ngoại giao Anh – Canada, và nay là Giải thưởng Phụ nữ can đảm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Với những giải thưởng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn nêu rõ: việc các quốc gia này trao giải thưởng cho một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam.

Giải thưởng “can đảm” cho những đối tượng phạm tội nghiêm trọng như Đoan Trang và Như Quỳnh là một trò lố và không khác gì việc ám chỉ hành vi chống đối, vi phạm pháp luật ở Việt Nam là can đảm. Trong xu thế hợp tác toàn diện ngày nay, đó thực sự là một hành vi áp đặt, không đúng đắn, bởi lẽ, cần đặt câu hỏi sẽ thế nào nếu Việt Nam cũng tôn vinh một người mà nước Mỹ coi là tội phạm?

Bà Susan Schnall

Thực chất, đây là chuyện đã có tiền lệ trong lịch sử, khi Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, đó là bà Susan Schnall, quốc tịch Mỹ – thành viên của Tổ chức Phụ nữ vì hoà bình và trao đổi toàn cầu của Mỹ, người đã từng bị bắt và kết án 6 tháng tù giam vì phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Ngày 6/2/1969, đồng chí Nguyễn Thị Bình thay mặt đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Paris đã gửi bức điện động viên chia sẻ, bày tỏ tình cảm và sự biết ơn sâu sắc trước những hành động dũng cảm, bất chấp hiểm nguy của bà và những người dân yêu chuộng hoà bình ở Mỹ vì nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Sau đó, bà đã được Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc”.

Về sau, cuộc chiến xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã được chính nhiều người Mỹ thừa nhận là một sai lầm, và các cá nhân như bà Susan Schnall đã được công nhận. Hiện tại, quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước phát triển vượt bậc mà tiền đề chắc chắn là từ tấm lòng của những người Mỹ yêu chuộng chính nghĩa và hòa bình như bà Susan Schnall. Điều này cũng có nghĩa là bà đã đóng góp cho cả 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ vì hòa bình và công lý. Trái lại, những đối tượng như Phạm Đoan Trang và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chẳng đóng góp điều gì ngoài việc phá hoại sự ổn định của đất nước Việt Nam, và với việc “trâng tráo” nhận giải “dũng cảm”, họ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Việt – Mỹ.

Thật khó hiểu cho động thái của Bộ Ngoại giao Mỹ trong một năm mà ở Việt Nam có không biết bao nhiêu phụ nữ dũng cảm đích thực. Đó là hàng ngàn y bác sỹ đã ngày đêm xông pha vào vùng dịch bệnh bất chấp hiểm nghèo, là những nữ cán bộ chiến sỹ quân đội đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc hay tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.

Sự “dũng cảm” đích thực phải là vì chính nghĩa, vì Tổ quốc chứ không phải những hành vi phá hoại bất chấp giới hạn, bất chấp luật pháp rồi rêu rao cho cả làng cùng biết. Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng về Nghị quyết liên quan đến cuộc chiến Nga – Ukraine, đó là một động thái hết sức dũng cảm bởi chúng ta phải chịu sức ép lớn từ nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, Việt Nam chọn phương án trung lập để đứng về phía chính nghĩa. Đây mới là sự “dũng cảm” cần tôn vinh, thay vì một hành vi phá hoại và sau đó “chạy tót” sang nước ngoài như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và sắp tới rất có thể là Đoan Trang nữa.

Read More

AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA NGA VÀ UKRAINA

AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA NGA VÀ UKRAINA 

    Những ngày qua, tình hình cuộc chiến giữa Nga và Ukraina vẫn đang diễn ra hết ác liệt mặc cho những nỗ lực kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán của công đồng quốc tế. Đây là cuộc chiến mà cả Nga và Ukraina đều không mong muốn xảy ra nhưng một khi lợi ích quốc gia của Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng mà thông qua đàm phán không có kết quả thì chiến tranh là giải pháp cuối cùng được Nga lựa chọn.
    Mong muốn cũng như điều kiện của Nga để chấm dứt chiến tranh với Ukraina là: Công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea; hoàn tất phi quân sự hóa và phi phát xít hóa chính quyền Ukraine; đảm bảo trạng thái trung lập của Ukraine. Tuy nhiên, những điều kiện này hiện nay chưa được phía Ukraina đồng ý. Như chúng ta đã biệt, đây là cuộc chiến không chỉ giữa Nga và Ukraina mà là giữa Nga và NATO do Mỹ đứng đầu. Tác nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh này không chỉ bới Ukraina thân phương tây và có ý gia nhập NATO mà còn bởi âm mưu của Mỹ và NATO muốn lôi kéo Ukraina gia nhập NATO nhằm chống lại nước Nga.

    Những ngày chuẩn bị xảy ra xung đột, Mỹ, với chiêu bài kích động xung đột leo thang, một mặt liên tục tố cáo Nga có thể xâm lược Ukraine “vào bất kể lúc nào”, một mặt kích động các bên liên quan tuyên chiến với Nga thông qua hàng loạt động thái như: Sẵn sàng hậu thuẫn cho chính quyền Ukraine và các nước Đông Âu bằng cách viện trợ vũ khí và điều binh lính tới khu vực này, ra lệnh sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ tại Ukraine như thể chiến tranh sắp xảy ra... Cùng với đó, các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây cũng không quên liên tục đẩy mạnh tuyên truyền âm mưu xâm lược Ukraine của Nga, dù các nguồn tin đều chỉ dẫn lời quan chức Mỹ mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
    Vậy khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
    Như chúng ta đã biết, khi chiến tranh xảy ra, Nga đang phải tiêu tốn khá nhiều chi phí cho cuộc xung đột này và đang gánh chịu rất nhiều biện pháp trừng phạt khốc liệt của Mỹ và phương Tây. Nếu cuộc chiến kéo dài sẽ làm xói mòn tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự Nga, từng bước làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, trước và trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina thì các phương tiện truyền thông phương tây đang ra sức tuyên truyền sai sự thật về cuộc chiến, biến nước Nga nói chung và ông Putin nói riêng là quốc gia độc tài, hiếu chiến; làm cho cả thế giới quay lưng lại với nước Nga.
    Xét từ nhiều phương diện, trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine có leo thang hay không, thì Mỹ vẫn có thể “ngư ông đắc lợi”.
    Khi chiến tranh giữa Nga và Ukraina kéo dài, Nga sẽ phải tiếp tục gánh chịu các biện pháp trừng phạt khốc liệt hơn từ Mỹ và các nước phương Tây, khiến sức mạnh kinh tế và quân sự của Nga suy giảm. Từ đó Mỹ rảnh tay để đối phó với một thế lực lớn mạnh đang đe dọa soán ngôi “bá chủ” của Mỹ: Trung Quốc. Chưa kể, dự án đường ống dẫn khí đốt Phương Bắc 2 từ Nga sang châu Âu đã bị cắt đứt và đương nhiên Mỹ sẽ nhân cơ hội đó nắm quyền chi phối châu Âu, buộc EU phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Mỹ với giá cao. Cùng với đó, Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu các nước đồng minh của mình trên thế giới và các nước trong khối NATO tăng cường thêm các khoản chi cho quốc phòng vì lo sợ sẽ bị Nga tấn công. Đây cũng sẽ là khoản lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ từ việc buôn bán vũ khí cho các nước đồng minh của Mỹ.
    Bên cạnh đó, chiến tranh giữa Nga-Ukraine cũng là cơ hội cho các lãnh đạo một số nước phương Tây ghi điểm trong mắt công chúng. Chẳng thế mà các cuộc ngoại giao con thoi của các lãnh đạo EU nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra với tần suất dày đặc thời gian qua. Tổng thống Pháp Macron cần tận dụng cơ hội này để tỏ rõ vai trò đầu tàu EU khi Pháp đang là Chủ tịch luân phiên Hội đồng liên minh châu Âu và chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 tới. Thủ tướng Đức Scholz vừa mới nhậm chức chưa lâu và cũng cần chứng tỏ năng lực dẫn dắt của nền kinh tế lớn nhất EU trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Thủ tướng Anh Johnson lại cần ghi điểm trong vấn đề ngoại giao khi chính quyền của ông đang vướng vào hàng loạt bê bối trong nước khiến chiếc ghế thủ tướng bị lung lay.
    Những một khi chiến tranh xảy ra, mặc dù các bên được hưởng lợi hay chịu thiệt hại thì người khổ nhất vẫn là người dân vô tội. Do đó, biện pháp đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh và vẫn đề mà cả Nga và Ukraina cần quan tâm và đẩy mạnh trong lúc này. Mong muốn cũng như điều kiện của Nga để chấm dứt chiến tranh với Ukraina là: Công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea; hoàn tất phi quân sự hóa và phi phát xít hóa chính quyền Ukraine; đảm bảo trạng thái trung lập của Ukraine. Tuy nhiên, những điều kiện này hiện nay chưa được phía Ukraina đồng ý. Như chúng ta đã biệt, đây là cuộc chiến không chỉ giữa Nga và Ukraina mà là giữa Nga và NATO do Mỹ đứng đầu. Tác nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh này không chỉ bới Ukraina thân phương tây và có ý gia nhập NATO mà còn bởi âm mưu của Mỹ và NATO muốn lôi kéo Ukraina gia nhập NATO nhằm chống lại nước Nga.

    Những ngày chuẩn bị xảy ra xung đột, Mỹ, với chiêu bài kích động xung đột leo thang, một mặt liên tục tố cáo Nga có thể xâm lược Ukraine “vào bất kể lúc nào”, một mặt kích động các bên liên quan tuyên chiến với Nga thông qua hàng loạt động thái như: Sẵn sàng hậu thuẫn cho chính quyền Ukraine và các nước Đông Âu bằng cách viện trợ vũ khí và điều binh lính tới khu vực này, ra lệnh sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ tại Ukraine như thể chiến tranh sắp xảy ra... Cùng với đó, các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây cũng không quên liên tục đẩy mạnh tuyên truyền âm mưu xâm lược Ukraine của Nga, dù các nguồn tin đều chỉ dẫn lời quan chức Mỹ mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
    Vậy khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
    Như chúng ta đã biết, khi chiến tranh xảy ra, Nga đang phải tiêu tốn khá nhiều chi phí cho cuộc xung đột này và đang gánh chịu rất nhiều biện pháp trừng phạt khốc liệt của Mỹ và phương Tây. Nếu cuộc chiến kéo dài sẽ làm xói mòn tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự Nga, từng bước làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, trước và trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina thì các phương tiện truyền thông phương tây đang ra sức tuyên truyền sai sự thật về cuộc chiến, biến nước Nga nói chung và ông Putin nói riêng là quốc gia độc tài, hiếu chiến; làm cho cả thế giới quay lưng lại với nước Nga.
    Xét từ nhiều phương diện, trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine có leo thang hay không, thì Mỹ vẫn có thể “ngư ông đắc lợi”.
    Khi chiến tranh giữa Nga và Ukraina kéo dài, Nga sẽ phải tiếp tục gánh chịu các biện pháp trừng phạt khốc liệt hơn từ Mỹ và các nước phương Tây, khiến sức mạnh kinh tế và quân sự của Nga suy giảm. Từ đó Mỹ rảnh tay để đối phó với một thế lực lớn mạnh đang đe dọa soán ngôi “bá chủ” của Mỹ: Trung Quốc. Chưa kể, dự án đường ống dẫn khí đốt Phương Bắc 2 từ Nga sang châu Âu đã bị cắt đứt và đương nhiên Mỹ sẽ nhân cơ hội đó nắm quyền chi phối châu Âu, buộc EU phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Mỹ với giá cao. Cùng với đó, Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu các nước đồng minh của mình trên thế giới và các nước trong khối NATO tăng cường thêm các khoản chi cho quốc phòng vì lo sợ sẽ bị Nga tấn công. Đây cũng sẽ là khoản lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ từ việc buôn bán vũ khí cho các nước đồng minh của Mỹ.
    Bên cạnh đó, chiến tranh giữa Nga-Ukraine cũng là cơ hội cho các lãnh đạo một số nước phương Tây ghi điểm trong mắt công chúng. Chẳng thế mà các cuộc ngoại giao con thoi của các lãnh đạo EU nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra với tần suất dày đặc thời gian qua. Tổng thống Pháp Macron cần tận dụng cơ hội này để tỏ rõ vai trò đầu tàu EU khi Pháp đang là Chủ tịch luân phiên Hội đồng liên minh châu Âu và chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 tới. Thủ tướng Đức Scholz vừa mới nhậm chức chưa lâu và cũng cần chứng tỏ năng lực dẫn dắt của nền kinh tế lớn nhất EU trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Thủ tướng Anh Johnson lại cần ghi điểm trong vấn đề ngoại giao khi chính quyền của ông đang vướng vào hàng loạt bê bối trong nước khiến chiếc ghế thủ tướng bị lung lay.
Những một khi chiến tranh xảy ra, mặc dù các bên được hưởng lợi hay chịu thiệt hại thì người khổ nhất vẫn là người dân vô tội. Do đó, biện pháp đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh và vẫn đề mà cả Nga và Ukraina cần quan tâm và đẩy mạnh trong lúc này.

Read More

Vì sao Việt Nam không nên “chọn phe” trong chiến tranh Ukraina?

 Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina bùng nổ, giới dân chửi đã liên tục vận động Việt Nam từ bỏ thế trung lập để đứng hẳn về phía Ukraina. Chẳng hạn, ngày 02/03/2022, trang VOA tiếng Việt đã đăng một bài của bút danh Hoàng Trường, có tựa đề “Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine”. Trong bài viết có đoạn:

“Nếu như trong khói lửa chiến tranh ở Ukraine Việt Nam đã và đang như “gà mắc tóc” thì một “thế giới lưỡng cực” hậu Ukraine sẽ là thách thức ghê gớm đối với Hà Nôi, xưa nay vẫn theo một chính sách “đu dây” giữa các khối. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ là một bước phát triển mới, có khả năng thúc đẩy thế giới trở về với “trật tự lưỡng trục”. Một bên là những chế độ chuyên chế, hiếu chiến và bành trướng với Nga và Trung Quốc liên kết thành một trục, và bên kia là các thể chế dân chủ tự do do Hoa Kỳ và châu Âu dẫn dắt. Sự phân cực này không chỉ về chính trị và an ninh, mà còn ảnh hưởng tới tất cả các phương diện khác như hệ thống tài chính, nguồn cung ứng hàng hóa, vùng nguyên liệu, thị trường, mạng lưới giao thông và tiêu chuẩn công nghệ. Sẽ có lúc, hàng hóa, dịch vụ giao thương với các nước thuộc trục bên này sẽ không tương thích với các nước ở trục bên kia.”



Bài viết rất dài này chứa nhiều điểm bất hợp lý, mà ngay trong đoạn trích trên cũng đã bộc lộ.

Trước hết, ngay cả khi thế giới trở về “trật tự lưỡng cực”, sẽ thật dối trá và đạo đức giả nếu ta gọi phe NATO là phe “dân chủ tự do”. Không rõ các chính phủ NATO có quan tâm đến tự do của người dân trong nước họ không, chỉ biết họ tuyệt nhiên không quan tâm đến tự do ở các vùng đất mà họ gây chiến. Trong những năm qua, rõ ràng Mỹ và các nước NATO khác đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh hơn hẳn phần còn lại của thế giới cộng lại. Vài cuộc chiến trong số đó chỉ có thể gọi là xâm lược trắng trợn. Cuộc đàn áp người Palestine của Israel là một ví dụ, việc Mỹ dựng chuyện “vũ khí hủy diệt hàng loạt” để xâm chiếm Iraq là một ví dụ khác. Ngay cả trùm khủng bố Bin Laden cũng “khởi nghiệp” như một đồng minh của Mỹ trong chiến tranh ở Trung Đông. NATO chắc chắn không phải là một phe chính nghĩa.

Thứ hai, việc “chọn phe” đương nhiên ảnh hưởng đến quyền lợi nhãn tiền của Việt Nam. Nga vẫn đang là một nguồn cung vũ khí chính của Việt Nam, nên sự sứt mẻ trong quan hệ Việt-Nga không thể không khiến nền quốc phòng của Việt Nam bị chao đảo. Trong khi đó, tất cả những dự tính mà bài viết vẽ ra đều đang ở thì tương lai. Bỏ quên nền tảng hiện tại để chạy theo những dự tính đó thì cũng chẳng khác gì ảo tưởng.

Read More

Liên Hiệp Quốc đã ra bao nhiêu nghị quyết lên án các cuộc chiến của NATO?

 Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina bùng nổ, giới dân chửi đã liên tục vận động Việt Nam từ bỏ thế trung lập để đứng hẳn về phía NATO. Họ làm như đây là lựa chọn đúng đắn duy nhất về mặt đạo đức, vì NATO là “phe tự do”, “phe chính nghĩa”. Quá nhầm! Việc lên án chiến tranh có thể là một vấn đề đạo đức, chứ việc theo phe NATO không thể là một vấn đề đạo đức.

Mới đây, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lên án Nga về cuộc xâm lược Ukraina. Nếu công nhận vai trò trọng tài của Liên Hiệp Quốc, ta hãy thử nhìn lại những nghị quyết lên án các thành viên NATO, xem khối này có bao nhiêu chính nghĩa. Theo kết quả tổng hợp của FB Khiem Do, thì cho đến nay, Israel đã bị Liên Hiệp Quốc lên án hơn 500 lần về các hành vi xâm lược và đàn áp người Palestine. Và nghị quyết lên án Israel thì năm nào cũng có.

Năm 2021, Liên Hiệp Quốc ra 19 nghị quyết, thì 14 cái lên án Israel.

Năm 2020, Liên Hiệp Quốc ra 23 nghị quyết, thì 17 cái lên án Israel.

Năm  2019, Liên Hiệp Quốc ra 25 nghị quyết, thì 17 cái lên án Israel.

Năm 2018, Liên Hiệp Quốc có 21 nghị quyết lên án Israel và 6 nghị quyết lên án các nước khác.

Bất kể sự phân xử đó của Liên Hiệp Quốc, hành vi hiếu chiến và vi phạm nhân quyền của Israel vẫn không suy chuyển. Và nước này vẫn là thành viên NATO, được ô dù Mỹ che chở.

Nghị quyết lên án Mỹ, đòi Mỹ ngừng cấm vận Cuba là một ví dụ khác. Từ năm 1992 đến năm 2018, năm nào Liên Hiệp Quốc cũng thông qua nghị quyết này một lần. Năm 2018, nghị quyết này được thông qua với 189 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 0 phiếu vắng mặt. Hai phiếu chống này là của... Mỹ và Israel. Đúng là không khác một băng đảng tội phạm.




Nếu giới dân chửi phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, họ cũng nên phản đối những cuộc chiến tranh xâm lược mà NATO đã, đang và sẽ phát động. Bằng không, họ đáng bị xem là đạo đức giả, tiêu chuẩn kép.

Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017