Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Vào những ngày cuối tháng 3, dư luận đặc biệt chú ý tới phiên tòa xét xử cựu cảnh sát được cho là đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5/2020. Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.
Có thể nói, nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian - thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc.
Mới đây, một tay súng đã xả súng tại một siêu thị khiến ít nhất 10 người thiệt mạng ở thị trấn Buffalo thuộc bang New York, Mỹ, ngày 14/5/2022. Kẻ gây án đã bị bắt giữ. Giới chức địa phương cho biết tay súng đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 3 người bị thương trước khi bị bắt giữ. 4 trong số các nạn nhân là nhân viên siêu thị, số còn lại là khách hàng. Đây được cho là một tội ác hận thù và bị kích động bởi chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới sắc tộc. 11 nạn nhân là người da màu và 2 nạn nhân là người da trắng. Vụ tấn công được thực hiện ở khu dân cư của người da màu và chỉ cách trung tâm của thị trấn Buffalo vài km.
Những người da trắng hay những người da màu đều không có tội, họ đều là những con người có quyền sống, có quyền được đấu tranh để đòi quyền lợi cho chính mình và cho cộng đồng nhưng không ai muốn có chiến tranh nổ ra, không muốn phải chứng kiến những cảnh mất mát đau thương. Mọi người có quyền bình đẳng như nhau, pháp luật công minh, ai gây tội sẽ bị trừng trị, không phân biệt giai cấp, màu da. Căng thẳng trong xã hội Mỹ và các nước Phương Tây những ngày này cho thấy phân biệt chủng tộc vẫn còn là một nỗi ám ảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đeo bám nước Mỹ để rồi dễ dàng bùng nổ mỗi khi có “mồi lửa nhỏ”. Cái chết oan của những người da màu chứng tỏ nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở nước Mỹ, đồng thời mối quan hệ căng thẳng xưa nay trong xã hội Mỹ giữa các cộng đồng dân cư với lực lượng thực thi công vụ luôn sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.
Ở Việt Nam lại khác, không hề có sự phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Người nước ngoài đến Việt Nam, bất kể là người da trắng và người da màu đều được đối xử một cách công bằng. Thậm trí, Việt Nam còn có những hoạt động thiết thực dùng sức người, sức của, giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi - điều mà Mỹ và một số quốc gia được gọi là “có văn minh” chưa làm được.
Vì bất cứ lý do nào thì cũng phải thừa nhận rằng, kỳ thị chủng tộc và tình trạng phân biệt vẫn là căn bệnh trầm kha của nước Mỹ và nhiều nước Phương Tây, một khi tâm lý “da trắng thượng đẳng” còn tồn tại và cuộc sống của cộng đồng gốc Phi ở “xứ cờ hoa” chưa được cải thiện.