Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm trong sạch nội bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, điều này lại giống như cái gai trong mắt đối với các đối tượng phản động, chống đối ở trong và ngoài nước. Chúng gia tăng các hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ hình ảnh, danh dự, uy tín cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các kênh thông tin, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.
Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”
Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.
Thứ hai, Việt Tân cho rằng:“Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.
Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.
Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.
Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.
Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.
Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ ngày 25 đến 28/06, tân ngoại trưởng Úc là bà Penny Wong đã nhắc đến trường hợp Châu Văn Khảm – một công dân Úc bị Việt Nam kết án tù vì tội hoạt động chống nhà nước Việt Nam. Đây là một tin vui cho đảng Việt Tân: trong hơn nửa năm họ vận động bà ngoại trưởng Úc tiền nhiệm lên tiếng về trường hợp Châu Văn Khảm, bà này đã làm lơ, coi như họ không tồn tại. Sự im lặng của chính quyền Úc khiến Việt Tân mất mặt đến nỗi vào thời điểm đó, fanpage của tổ chức này phải viết rằng họ cảm thấy hình như mình bị nước Úc xem là “công dân hạng hai”.
Nhưng hôm nay, khi đã được an ủi phần nào, Việt Tân vẫn viết những dòng khiến người ta không khỏi thương hại họ, và những nhóm người Việt cờ vàng có quan hệ với họ.
Chả là cuối bài viết của Việt Tân về vụ Penny Wong nhắc tên Châu Văn Khảm, ta bắt gặp một đoạn có nội dung như sau:
“Ông Khảm đã bị kết tội oan ức và bị giam giữ đã gần 3 năm rưỡi từ Tháng 1, 2019 khi nhà nước CSVN vu cho ông Khảm tội khủng bố vì là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh được phép hoạt động hợp pháp và có mặt tại mọi quốc gia dân chủ trên thế giới. Chủ Tịch Đảng Việt Tân là ông Đỗ Hoàng Điềm đã từng được Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush mời vào Toà Bạch Ốc để tham vấn.”
Trong đoạn văn trên, Việt Tân phải dựa vào việc mình có giấy phép hoạt động tại các nước thân Mỹ, và từng được gặp tổng thống Mỹ, để chứng minh rằng mình không phải là một tổ chức khủng bố. Nói các khác, họ phải dựa vào sự công nhận của người nước ngoài, thay vì người Việt Nam. Cái tư thế vọng ngoại, lệ thuộc, và có phần luồn cúi này phù hợp với một tổ chức tự xưng là muốn “canh tân Việt Nam” hay không? Càng buồn cười hơn, khi tổng thống Mỹ mà Việt Tân nhắc tên là George W. Bush – người đứng đầu một chính quyền bịa ra chuyện “vũ khí hủy diệt hàng loạt” ở Iraq để lấy cơ gây chiến tranh xâm lược.
Trong đoạn văn trên, Việt Tân nói họ được gặp tổng thống Mỹ vào năm 2007. Đọc câu đó lên, người ta không khỏi cảm thấy Việt Tân là một chân điếu đóm phụ việc của tổng thống Mỹ, chứ không phải một tổ chức chính trị của nước Việt Nam độc lập. Nhưng từ năm 2007 đến giờ, tổng thống Mỹ không gặp Việt Tân nữa là vì sao? Có phải họ đã bị thất sủng?
Sau cùng, việc được hoạt động hợp pháp ở Mỹ có cho thấy Việt Tân không phải là một tổ chức khủng bố không? Giả sử Việt Tân mang vũ khí thâm nhập vào Mỹ để lật đổ chính quyền nước này, như chuyện xảy ra trong chiến dịch “Đông Tiến”, liệu nước Mỹ có xem họ là khủng bố? Năm 2017, Việt Tân kích động giáo dân dùng vũ lực để chiếm trụ sở chính quyền địa phương, đó có phải là khủng bố không?
Nếu bị Việt Tân hỏi những câu này,có lẽ họ sẽ lại lôi tổng thống Mỹ ra để hù người hỏi.
Ngày 17/5, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng vốn ngân sách để mua lại 7 dự án BOT tồn đọng nhiều năm nay.
Tại cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ ngày 17/5, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Đối tác công tư (PPP) cho biết, đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý vướng mắc 14 trạm thu phí, còn lại 7 dự án BOT chưa có giải pháp, vượt thẩm quyền của Bộ.
Theo ông Thành, tại các dự án BOT này, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng song chưa được thu phí hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu do các nguyên nhân khách quan, không thể lường trước hoặc do thay đổi chính sách từ phía cơ quan nhà nước.
Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng các dự án trước thời hạn, ông Thành cho hay, các dự án BOT trước đây được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng.
7 trạm thu phí thuộc các dự án BOT cần xử lý gồm: Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km5+889).
Trạm thu phí Quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100); trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Đối tác công - tư có báo cáo chi tiết các trạm BOT trong tháng 5 để trình Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chọn chính nghĩa thay vì chọn bên, khi phát biểu tại Trung tâm CSIS ở Washington.
Phát biểu hôm nay tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển vượt bậc sau gần ba thập niên bình thường hóa quan hệ.
"Mối quan hệ đó đã đơm hoa kết trái với nỗ lực của hai bên bằng sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, bằng sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau để đạt được mục tiêu hai quốc gia, hai dân tộc và nhân dân hai nước mong muốn và hướng tới", ông nói.
Theo ông, thế giới đang đứng trước thời điểm khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khi đại dịch Covid-19 và các chuyển dịch địa chính trị, địa kinh tế, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tạo ra những thay đổi bước ngoặt với nhiều nhân tố khó dự báo, tác động đa chiều tới môi trường an ninh và phát triển của các quốc gia.
Ông nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh, bất ổn gia tăng, kinh tế thế giới gặp nhiều rủi ro, trong khi cạnh tranh, đối đầu đang dẫn đến sự phân tách cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia và những nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên Hợp Quốc.
"Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để giải quyết những vấn đề đặt ra với thế giới hiện nay", ông nói. "Thiếu vắng chân thành, lòng tin và trách nhiệm là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, xung đột ở nhiều khu vực, là nhân tố cản trở nghiêm trọng đến hợp tác song phương giữa các quốc gia cũng như hợp tác đối phó với các thách thức khu vực và toàn cầu".
Theo Thủ tướng, mỗi quốc gia cần hành xử có trách nhiệm, thể hiện trước hết ở việc tuân thủ những cam kết của chính mình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng thể chế chính trị mà mỗi nước đã lựa chọn và được nhân dân ủng hộ, đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế tùy theo khả năng.
Đối thoại, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau là một trong những phương thức giải quyết hữu hiệu nhất đối với những tồn tại giữa các quốc gia. "Chỉ có đầy đủ sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, các nước mới có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra một cách thực chất, hiệu quả", ông nói, nhấn mạnh "không để phương thức chủ đạo này bị phá vỡ vì bất cứ lý do gì".
Thủ tướng cho rằng ASEAN là một minh chứng về giá trị của chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, toàn cầu.
Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ASEAN nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình và cùng chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN theo Tầm nhìn đến 2025. Trên nền tảng chung của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, ASEAN đang phát huy vai trò và cùng các đối tác thúc đẩy xây dựng cục diện thế giới, khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
ASEAN đã thiết lập và tiếp tục củng cố mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược, mong muốn cùng các đối tác xây dựng sự chân thành, củng cố lòng tin, hành động có trách nhiệm, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, xử lý các thách thức toàn cầu, trong đó có đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường...
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào đối thoại và hợp tác, sẵn sàng đóng góp vai trò chủ động, tích cực, phù hợp với tiềm lực và vị thế.
"Từ một quốc gia bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh phi lý, Việt Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước", ông nói. "Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và đang thực hiện mục tiêu phát triển đầy khát vọng".
Mục tiêu được Thủ tướng nêu ra là đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
"Khát vọng phát triển của Việt Nam gắn liền với khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực và thế giới", ông nhấn mạnh, bày tỏ mong muốn Mỹ và các đối tác quan tâm hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trên, mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn giữa Việt Nam với Mỹ và các nước.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn thể hiện sự chân thành, nhất quán, minh bạch trong xây dựng, triển khai đường lối đó.
"Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần 'không có gì quý hơn độc lập tự do' của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác, còn cạnh tranh phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau", ông nói.
Theo ông, "Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng". Việt Nam cũng sẵn sàng đối thoại, hợp tác để xử lý các khác biệt, bất đồng, bảo đảm hài hòa lợi ích và giải quyết thỏa đáng các mối quan tâm của các đối tác, quốc gia, cộng đồng quốc tế.
Trong giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên thế giới, trong đó có Biển Đông, Việt Nam luôn chủ trương duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Việt Nam cũng thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Trong đóng góp vào quá trình hòa giải giữa các quốc gia, Việt Nam từng là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Trong vấn đề Ukraine, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong tạo điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững. Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine.
Trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã viện trợ khẩu trang, vật tư y tế cho 51 quốc gia, trong đó có Mỹ, đóng góp tài chính cho Chương trình Covax. Thủ tướng cảm ơn và đánh giá cao cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, đã hỗ trợ cung cấp nguồn vaccine lớn, trang thiết bị y tế cho Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát đại dịch, đặc biệt là việc Mỹ thành lập Văn phòng Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.
Dù còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội và là một nước đang phát triển, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm và quyết tâm rất cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết theo Thỏa thuận Paris và COP 26 tại Anh để đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, Việt Nam đã đàm phán, ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra thị trường thương mại tự do rộng lớn với trên 60 quốc gia, đối tác, thể hiện trách nhiệm của mình trong thực hiện bình đẳng và tự do thương mại.
Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ trên cơ sở chân thành, tiếp tục củng cố lòng tin, trách nhiệm của cả hai bên. "Để hoàn thành các mục tiêu phát triển của quốc gia, Việt Nam không thể đi một mình. Muốn đi xa phải có bạn bè", Thủ tướng nói khi đề cập đến quan hệ Việt - Mỹ.
Theo ông, Việt Nam và Mỹ đã đi được quãng đường dài trong thể hiện sự chân thành, xây dựng lòng tin với nhau, trong đó có nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh. Ông hoan nghênh và mong muốn Mỹ tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh với Việt Nam, thông qua các dự án tẩy độc dioxin, hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn, thúc đẩy hợp tác tìm kiếm hài cốt bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến tranh.
Điểm lại những thành quả hợp tác về chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng và các vấn đề quốc tế, khu vực, Thủ tướng cho rằng Việt - Mỹ đang đứng trước những cơ hội mới để đưa quan hệ Đối tác Toàn diện phát triển ổn định, lâu dài, thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu.
Ông nhấn mạnh ba lĩnh vực quan trọng có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai nước là tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vốn là những lĩnh vực có thế mạnh hàng đầu thế giới của Mỹ.
"Sự kết hợp giữa thế mạnh của Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng này cùng với sự năng động và chủ động, tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới", Thủ tướng nói.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chân thành, lòng tin và trách nhiệm là nhân tố chủ đạo đưa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn trong những năm tới.
Trong phần hỏi đáp sau bài phát biểu, khi được hỏi về tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở của chính quyền Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng cho biết Việt Nam muốn hợp tác cùng Mỹ hiện thực hóa 4 trụ cột trong các sáng kiến cho khu vực, bao gồm đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, kinh tế số và thương mại số, chống biến đổi khí hậu và hợp tác trong các vấn đề lao động, thuế và chống tham nhũng.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam sẵn sàng trao đổi thêm với Mỹ về nội hàm của 4 trụ cột sáng kiến để làm rõ vai trò của Việt Nam trong tầm nhìn này, trên cơ sở đảm bảo lợi ích và mong muốn của cả hai nước, đồng thời phục vụ hòa bình, phát triển và an ninh cho mọi quốc gia trong khu vực.
Trả lời câu hỏi từ Viện Hòa bình tại Washington về hợp tác Việt - Mỹ trong giải quyết các di sản chiến tranh, Thủ tướng cho rằng quá trình này sẽ củng cố và bổ sung cho mọi phương diện khác của quan hệ song phương.
Ông nhấn mạnh hai nước cần tiếp tục tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng còn Mỹ có lợi thế, trong đó chống biến đổi khí hậu và giải quyết bom mìn hậu chiến tranh là những ví dụ điển hình. Thủ tướng nhận định quan hệ hai nước vẫn còn rất nhiều dư địa và cơ chế mà các bên có thể cùng hợp tác phát triển.
Khi được hỏi về lộ trình và chính sách then chốt của Việt Nam nhằm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 được đưa ra tại hội nghị COP26, Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề có tính chất toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu.
"Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chúng tôi phải giảm nhà máy phát thải carbon", ông cho biết. "Nếu có sự giúp đỡ của các nước giàu, nhất là về công nghệ, vốn, ổn định cuộc sống của nhân dân trong quá trình chuyển đổi, tôi tin chắc là sẽ làm được".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm, làm việc tại Mỹ ngày 11-17/5. Ngày 12-13/5, Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ ở thủ đô Washington. Thủ tướng cũng dự kiến thăm và làm việc với lãnh đạo Liên Hợp Quốc tại New York, gặp gỡ một số đối tác, nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam và trò chuyện với kiều bào.
Quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển và đạt nhiều thành tựu trong những năm qua. Hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013 và Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam năm 2016.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ chín của Mỹ. Kim ngạch song phương năm 2021 đạt hơn 111,56 tỷ USD. Đến tháng 3, đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong 141 nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam, theo Bộ Ngoại giao.
Tháng 3/2018, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, đánh dấu lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam trong hơn 40 năm. Mỹ năm 2017 và 2021 chuyển giao hai tàu tuần tralớp Hamilton cho Việt Nam và sẵn sàng chuyển thêm tàu thứ ba như một phần trong cam kết giúp Việt Nam tăng năng lực an ninh hàng hải.
Tổ chức khủng bố Việt Tân đang rêu rao công khai kêu gọi lũ lưu vong hải ngoại tổ chức biểu tình nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tại Toà Bạch Ốc (White House), Washington D.C vào hai ngày 12 và 13 tháng 5. Luận điệu của Việt Tân đưa ra là kêu gọi “cùng nhau lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm và tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người dân Việt Nam”.
Chuyện công du nước ngoài của lãnh đạo nhà nước chẳng phải là điều gì xa lạ. Vậy nhưng các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị lại liên tục lợi dụng vấn đề này để chống phá đất nước.
Người ta đặt câu hỏi, tại sao một lũ lưu vong phản quốc ở tận đâu mà lại quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đến thế? Điều đó chẳng phải thật sự vô lý, như vậy ngay từ lý do để tiến hành biểu tình đã không chính danh, chính đáng. Số người có thể không còn mang quốc tịch Việt Nam, đã rời xa đất nước vài thập kỷ nhưng liên tiếp kêu gào đòi nhân quyền ở trong nước Việt Nam thì thật sự lố bịch.
Nếu là biểu tình thực sự vì nhân quyền, tại sao mỗi lần nước Mỹ vi phạm nhân quyền, giết người hàng loạt như giết người dân da đen, hay phóng tên lửa gây chiến tranh ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới giết chết hàng nghìn người dân vô tội thì không thấy số này vác cờ vàng ba sọc đi biểu tình.
Tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi biểu tình
Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam cũng không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” theo cách nói của Việt Tân.
Vậy thì mục đích của Việt Tân là gì? Động thái kêu gọi biểu tình đó chỉ có thể là nhắm đến bôi nhọ hình ảnh Việt Nam nhân sự kiện chính trị diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi được coi là “đại bản doanh” của lũ lưu vong này; đồng thời nhân đây cũng là dịp để bọn chúng thể hiện sự tồn tại của mình trong mắt người “Mẽo”.
Hay nói cách khác, biểu tình cũng là cái nghề để tồn tại. Nên chẳng lạ lẫm gì khi vào dịp diễn ra các sự kiện chính trị ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài mà có sự tham gia của Việt Nam, đám lưu vong hải ngoại lại âm mưu tổ chức biểu tình. Rõ ràng là đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc của giới chống Cộng tại hải ngoại nhằm hậu thuẫn, ủng hộ cho số đối tượng chống đối chính trị ở trong nước bị bắt, xử lý.
Thế mới thấy, những kẻ chống phá sẽ không tiếc bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích, kể cả việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Việc Việt Tân đang kêu gọi biểu tình trong thời gian Thủ tưởng Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Mỹ cũng là một thủ đoạn nằm trong chuỗi âm mưu đó./.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực phát hành trái phiếu, chứng khoán, bất động sản.
Ngày 4-4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, về tình hình kinh tế – xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua công tác điều hành, quản lý trong quý I đã rút ra được các kinh nghiệm quý báu.
Cụ thể, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm nền kinh tế không bị phụ thuộc, chi phối lớn bởi bên ngoài. Đồng thời không cô lập, tự cung, tự cấp mà tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, kết hợp với ngoại lực là quan trọng và đột phá.
Bên cạnh đó, phải giữ vững đoàn kết, thống nhất, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên định các vấn đề mang tính nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, để đạt được các kết quả tích cực về kinh tế – xã hội trong quý I/2022, các bộ ngành, cơ quan, địa phương, nhất là người đứng đầu, phải tích cực, chủ động trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bám sát, căn cứ tình hình để xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh.
Dự báo sắp tới tình hình sẽ có thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô bằng mọi biện pháp; bám sát tình hình, diễn biến thị trường trong và ngoài nước để bảo đảm các cân đối lớn, không để bị động, bất ngờ.
Theo Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cùng các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để thực hiện mục tiêu vừa nêu.
Đối với dịch bệnh, Thủ tướng lưu ý không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Các bộ ngành, địa phương phải luôn sẵn sàng, chủ động, tiếp tục tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo, kết luận của Trung ương, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bất cứ hoàn cảnh nào, đồng thời giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh, an toàn, an dân để người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm sinh sống, làm việc, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, củng cố đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; kiên quyết thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả và thực chất vì mục tiêu giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân vốn ODA. Theo lãnh đạo Chính phủ, đầu tư công phải dứt khoát không manh mún, chia cắt, dàn trải, kéo dài, làm mất thời gian, tăng thủ tục hành chính, giảm hiệu quả đầu tư.
Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến việc triển khai các chương trình phục hồi nhanh, phát triển bền vững theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Tập trung xây dựng các quy hoạch theo Luật Quy hoạch, đồng thời khẩn trương rà soát, tổng hợp các vướng mắc, ách tắc để báo cáo đầy đủ, toàn diện với Quốc hội, đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Hoan nghênh Bộ Công an vừa qua đã vào cuộc chủ động, mạnh mẽ, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành cần quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực phát hành trái phiếu, chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, phát hiện các vi phạm và vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao các bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó với những ảnh hưởng, tác động bởi xung đột tại Ukraine, báo cáo cấp có thẩm quyền khi cần thiết.