CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VẪN CÒN TỒN TẠI Ở CÁC NƯỚC ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NỀN VĂN MINH BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

 Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Vào những ngày cuối tháng 3, dư luận đặc biệt chú ý tới phiên tòa xét xử cựu cảnh sát được cho là đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5/2020. Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.

Người biểu tình mang theo ảnh George Floyd

Có thể nói, nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian - thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc.

Mới đây, một tay súng đã xả súng tại một siêu thị khiến ít nhất 10 người thiệt mạng ở thị trấn Buffalo thuộc bang New York, Mỹ, ngày 14/5/2022. Kẻ gây án đã bị bắt giữ. Giới chức địa phương cho biết tay súng đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 3 người bị thương trước khi bị bắt giữ. 4 trong số các nạn nhân là nhân viên siêu thị, số còn lại là khách hàng. Đây được cho là một tội ác hận thù và bị kích động bởi chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới sắc tộc. 11 nạn nhân là người da màu và 2 nạn nhân là người da trắng. Vụ tấn công được thực hiện ở khu dân cư của người da màu và chỉ cách trung tâm của thị trấn Buffalo vài km.

Những người da trắng hay những người da màu đều không có tội, họ đều là những con người có quyền sống, có quyền được đấu tranh để đòi quyền lợi cho chính mình và cho cộng đồng nhưng không ai muốn có chiến tranh nổ ra, không muốn phải chứng kiến những cảnh mất mát đau thương. Mọi người có quyền bình đẳng như nhau, pháp luật công minh, ai gây tội sẽ bị trừng trị, không phân biệt giai cấp, màu da. Căng thẳng trong xã hội Mỹ và các nước Phương Tây những ngày này cho thấy phân biệt chủng tộc vẫn còn là một nỗi ám ảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đeo bám nước Mỹ để rồi dễ dàng bùng nổ mỗi khi có “mồi lửa nhỏ”. Cái chết oan của những người da màu chứng tỏ nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở nước Mỹ, đồng thời mối quan hệ căng thẳng xưa nay trong xã hội Mỹ giữa các cộng đồng dân cư với lực lượng thực thi công vụ luôn sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.

Ở Việt Nam lại khác, không hề có sự phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Người nước ngoài đến Việt Nam, bất kể là người da trắng và người da màu đều được đối xử một cách công bằng. Thậm trí, Việt Nam còn có những hoạt động thiết thực dùng sức người, sức của, giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi - điều mà Mỹ và một số quốc gia được gọi là “có văn minh” chưa làm được.

Vì bất cứ lý do nào thì cũng phải thừa nhận rằng, kỳ thị chủng tộc và tình trạng phân biệt vẫn là căn bệnh trầm kha của nước Mỹ và nhiều nước Phương Tây, một khi tâm lý “da trắng thượng đẳng” còn tồn tại và cuộc sống của cộng đồng gốc Phi ở “xứ cờ hoa” chưa được cải thiện.


Read More

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

 Mới đây, trên trang VOA Tiếng Việt có đăng bài viết phỏng vấn một sinh viên gốc Việt với tựa đề: “Sinh viên Việt ở Ukraine: “Khi cô giáo hỏi về Việt Nam, mình không có câu trả lời”. Trong bài phỏng vấn, Hoàng không ngại bày tỏ: "nhân quyền đâu, đạo đức ở đâu mà Việt Nam lại làm như thế?". Hoàng nói thêm là Hoàng được học môn Đạo Đức ở Việt Nam, nhưng những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung. Theo Hoàng, Việt Nam không phải là đất nước của những người có hiểu biết, vì nếu ai hiểu biết sẽ bầu chọn cho Ukraine. "Toàn bộ thế giới văn minh ủng hộ Ukraine và lên án Nga. Việt Nam chọn văn minh hay chọn độc tài... Buồn thay".

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

Theo lời giới thiệu của Hoàng thì Hoàng năm nay 23 tuổi, đến từ thành phố Kiev. Hoàng là sinh viên đã được sang Ukraine sinh sống từ năm 8 tuổi. Như vậy, Hoàng đã có hơn 15 năm sinh sống tại Ukraine, chắc chắn tình cảm mà cậu dành cho mảnh đất này là rất lớn.

Tuy nhiên, tôi không biết câu chuyện trên có phải do VOA nghĩ ra hay không, nhưng nếu những điều trên là thật, tôi thật buồn vì cậu sinh viên trẻ gốc Việt có lẽ đã mất gốc Việt từ lâu rồi. Dù sinh sống ở đất nước khác đã lâu nhưng cậu ta mang dòng máu của người Việt, sinh ra tại Việt Nam và có 8 năm sinh sống, đủ để cậu ta cảm nhận được tinh thần dân tộc của người Việt mạnh mẽ đến mức nào thế nhưng chàng sinh viên Hoàng lại có thể mở miệng chê bai chính quyền trong nước là "độc tài", "vô đạo đức".

Có thể tuổi nhỏ nên e không hiểu hoặc cố tình không hiểu, vì phiếu trắng của Việt Nam thể hiện góc nhìn khách quan của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, rằng Việt Nam chọn chính nghĩa chứ không chọn bên. Mỗi bên tham chiến đều có những lí do của mình, và Việt Nam không hề đứng về phía bên nào để chống lại bên nào. Một cách tiếp cận khách quan, nhân văn như vậy tại sao được coi là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế, giữ vững quan điểm muốn làm bạn, làm đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam chưa bao giờ thể hiện quan điểm sẽ đứng về phía Nga hay là Ukraine. Và Việt Nam luôn có chính sách đối ngoại khôn khéo để rồi các nước lớn trên thế giới đều hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam, gồm cả Mỹ, Trung và Nga.

Đọc những câu trả lời của Hoàng mới thấy sức ảnh hưởng của truyền thông phương Tây đã "tẩy não" con người ta như thế nào. Giống như Hoàng, cảm xúc chung của những người Việt sinh sống ở Ukraine vượt qua khó khăn do cuộc chiến mang lại là hoang mang, sợ hãi. Nhưng thay vì giống như đại đa số người Việt khác luôn biết ơn Đại sứ quán Việt tại Ukraine và những nước lân cận vì đã tìm cách giúp họ quay trở về nước hoặc có chỗ trú ẩn an toàn thì Hoàng lại đả kích, vu khống, xuyên tạc về chính sách hỗ trợ công dân Việt của đại sứ quán Việt tại nước ngoài. Nên nhớ rằng, để Hoàng có thể sang nước ngoài học tập và làm việc như thế cũng chính nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tại sao VOA Tiếng Việt lại đăng tải cuộc phỏng vấn chỉ với một sinh viên không tên tuổi? Thông thường khi thực hiện một bài báo phỏng vấn thì phóng viên sẽ hướng theo 02 cách, một là phỏng vấn những người nổi tiếng, có kiến thức chuyên môn như chuyên gia, nghệ sĩ,… hoặc là một nhóm công dân có liên quan đến nội dung bài báo. Tuy nhiên, Hoàng chỉ là một chàng sinh viên bình thường học tập ở Ukaine có mang dòng máu Việt Nam. Bản chất của VOA Tiếng Việt hoàn toàn không phải để thể hiện tiếng nói của chàng sinh viên mà là xây dựng nên hình ảnh chàng sinh viên gốc Việt để mượn lời sinh viên này nói xấu chế độ Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó, Hoàng cũng chỉ là “con mồi” bị phương Tây tẩy não, điều mà các thế lực thù địch đang âm mưu làm biến chất giới trẻ Việt Nam hiện nay theo hướng thân phương Tây.

Trước những sự việc thế giới và trong nước mỗi người có quan điểm riêng và có quyền thể hiện quan điểm đó. Tuy nhiên, việc thể hiện quan điểm khác với việc công kích tiêu cực vào đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mưu đồ xấu xa nào đó. Qua đây, người dân cũng cần bình tĩnh, tỉnh táo, có cái nhìn khách quan và cẩn trọng trong việc thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội để không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta.


Read More

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

 Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm trong sạch nội bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, điều này lại giống như cái gai trong mắt đối với các đối tượng phản động, chống đối ở trong và ngoài nước. Chúng gia tăng các hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ hình ảnh, danh dự, uy tín cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các kênh thông tin, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”

Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, Việt Tân cho rằng: “Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.

Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.

Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.

Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.

Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.


Read More

QUAN HỆ VIỆT - MỸ SẼ VƯƠN TẦM CAO MỚI

  Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác Asean - Hoa Kỳ, khẳng định điều này trước thế giới về tầm quan trọng của Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng và Asean - Hoa Kỳ nói chung...

        Việt Nam giờ đây đã rất khác, một Việt Nam mới rất khác! Một Việt Nam phát triển, hội nhập và vị thế. Chúng ta đang thấy rất rõ một Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để thực hiện khát vọng đất nước 2030-2045, đưa đất nước phát triển vững mạnh, thịnh vượng, có vị thế trên trường quốc tế và khu vực. Đây chính là kim chỉ nam của Việt Nam trên tất cả các mặt. Vì vậy, đối ngoại chung và quan hệ của Việt Nam với các nước cũng phải đặt ở tầm mới đó và nhân lên.


        Bên cạnh đó, Việt Nam thể hiện thái độ trung lập với các cuộc xung đột trên thế giới, nhiều nhà mang danh dân chủ nhân quyền phản đối chính sách đối ngoại của Việt Nam.

        Nhưng Mỹ lại làm ngược lại, thể hiện sự nồng ấm với Việt Nam. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã có hướng đi đúng của mình trong việc giải quyết vấn đề đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc của mỗi nước trong đó có Việt Nam là tối thượng.

        Lợi ích đó là gì? Phải khẳng định luôn là hòa bình, ổn định và phát triển. Đoàn kết quốc tế, chọn lẽ phải của thời đại, nhân loại để tiến lên. Và chúng ta cũng khẳng định Không 1 kẻ nào công kích được lẽ phải mà Việt Nam đã chọn!

        Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu người hải ngoại tại Mỹ. Hầu như tuyệt đại đa số đang vì lợi ích chung của dân tộc. Tuy nhiên, trong đó vẫn có 1 bộ phận nhỏ là các thành phần theo tổ chức khủng bố Việt tân đang lên kế hoạch phản đối quan hệ Việt - Mỹ.

        Họ đang dự kiến vận động biểu tình ở Cali để phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Nhà trắng và Nhân dân Mỹ.

        Họ vẫn duy trì thù hận và căm tức Việt Nam nhưng quy luật vận động của xã hội loài người đã tẩy chay họ. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân Việt Nam luôn hướng về tương lai. Mọi tư tưởng chống lại sự nghiệp phát triển đất nước, rốt cuộc sẽ đi vào lòng đất.

        Tổng thống Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng đều mong muốn nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ vươn lên một tầm cao mới và có thể là đối tượng chiến lược toàn diện trong tương lai thì sao?

Read More

THỦ ĐOẠN CỦA VIỆT TÂN KHI KÊU GỌI BIỂU TÌNH TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - ASEAN

 Tổ chức khủng bố Việt Tân đang rêu rao công khai kêu gọi lũ lưu vong hải ngoại tổ chức biểu tình nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tại Toà Bạch Ốc (White House), Washington D.C vào hai ngày 12 và 13 tháng 5. Luận điệu của Việt Tân đưa ra là kêu gọi “cùng nhau lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm và tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người dân Việt Nam”.

Chuyện công du nước ngoài của lãnh đạo nhà nước chẳng phải là điều gì xa lạ. Vậy nhưng các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị lại liên tục lợi dụng vấn đề này để chống phá đất nước.

Người ta đặt câu hỏi, tại sao một lũ lưu vong phản quốc ở tận đâu mà lại quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đến thế? Điều đó chẳng phải thật sự vô lý, như vậy ngay từ lý do để tiến hành biểu tình đã không chính danh, chính đáng. Số người có thể không còn mang quốc tịch Việt Nam, đã rời xa đất nước vài thập kỷ nhưng liên tiếp kêu gào đòi nhân quyền ở trong nước Việt Nam thì thật sự lố bịch.

Nếu là biểu tình thực sự vì nhân quyền, tại sao mỗi lần nước Mỹ vi phạm nhân quyền, giết người hàng loạt như giết người dân da đen, hay phóng tên lửa gây chiến tranh ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới giết chết hàng nghìn người dân vô tội thì không thấy số này vác cờ vàng ba sọc đi biểu tình.

Tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi biểu tình

Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam cũng không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” theo cách nói của Việt Tân.

Vậy thì mục đích của Việt Tân là gì? Động thái kêu gọi biểu tình đó chỉ có thể là nhắm đến bôi nhọ hình ảnh Việt Nam nhân sự kiện chính trị diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi được coi là “đại bản doanh” của lũ lưu vong này; đồng thời nhân đây cũng là dịp để bọn chúng thể hiện sự tồn tại của mình trong mắt người “Mẽo”.

Hay nói cách khác, biểu tình cũng là cái nghề để tồn tại. Nên chẳng lạ lẫm gì khi vào dịp diễn ra các sự kiện chính trị ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài mà có sự tham gia của Việt Nam, đám lưu vong hải ngoại lại âm mưu tổ chức biểu tình. Rõ ràng là đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc của giới chống Cộng tại hải ngoại nhằm hậu thuẫn, ủng hộ cho số đối tượng chống đối chính trị ở trong nước bị bắt, xử lý.

Thế mới thấy, những kẻ chống phá sẽ không tiếc bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích, kể cả việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Việc Việt Tân đang kêu gọi biểu tình trong thời gian Thủ tưởng Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Mỹ cũng là một thủ đoạn nằm trong chuỗi âm mưu đó./.

Nguồn: nguoicondatme

Read More

Mỹ, Trung tranh cãi về Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc

Mỹ thúc giục tăng cường trừng phạt Triều Tiên, trong khi Trung Quốc kêu gọi nới lỏng tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an.

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối lập về biện pháp giảm căng thẳng với Triều Tiên tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/5, trong bối cảnh có nhiều lo ngại Triều Tiên sẽ thử hạt nhân trong vài tuần tới.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield (áo vàng) trong cuộc họp kêu gọi Hội đồng Bảo an tăng cường trừng phạt Triều Tiên hôm 11/5 tại New York. Ảnh: AFP

Đại sứ Thomas-Greenfield (áo vàng) trong cuộc họp HĐBA hôm 11/5. Ảnh: AFP

"Đã tới lúc ngừng chấp thuận ngầm và bắt đầu hành động. Chúng ta cần nhanh chóng chuyển sang tăng cường biện pháp trừng phạt, không xem xét giảm nhẹ", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói.

Bà cũng bác bỏ dự thảo nghị quyết do Trung Quốc và Nga đề xuất nhằm nới lỏng lệnh trừng phạt Triều Tiên áp đặt năm 2017, cho rằng nghị quyết tăng cường trừng phạt do Mỹ đề xuất đã gần đi đến thống nhất. "Chúng ta không thể đợi tới khi Triều Tiên tiến hành thêm các hành động khiêu khích, trái pháp luật và nguy hiểm như thử hạt nhân. Chúng ta cần lên tiếng ngay lúc này", Đại sứ Mỹ nói.

Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cần 9 phiếu ủng hộ để thông qua và không có phiếu phủ quyết của một trong 5 thành viên thường trực là Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh hoặc Mỹ.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân nhận định khả năng leo thang căng thẳng rất đáng lo ngại và kêu gọi kiềm chế, đồng thời nhấn mạnh thắt chặt trừng phạt trong bầu không khí thiếu tin tưởng là "không mang tính xây dựng".

Advertising
ADVERTISING

"Điều Trung Quốc muốn là tránh một vụ thử hạt nhân mới. Đó là lý do chúng tôi không muốn bổ sung thêm biện pháp trừng phạt có thể đẩy một trong các bên chủ động tăng cường biện pháp phòng ngừa", ông nói với báo chí sau cuộc họp. "Đàm phán luôn hiệu quả hơn cưỡng ép. Chúng ta đã chứng kiến nhiều biện pháp cưỡng ép áp đặt trên thế giới, tại Syria, tại Iraq và Afghanistan. Có nơi nào cho kết quả tốt không? Chúng ta chỉ thấy người dân khốn khổ".

Phó đại sứ Nga Anna Yevstigneeva cũng ủng hộ nghị quyết cùng đề xuất với Trung Quốc và kêu gọi nối lại đối thoại.

Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006. Hội đồng Bảo an đã liên tục tăng cường biện pháp trừng phạt trong những năm qua, nhằm cắt nguồn viện trợ cho các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này.

Bình Nhưỡng đã tăng cường đáng kể các vụ phóng tên lửa bất chấp lệnh trừng phạt, tiến hành 15 vụ thử vũ khí từ tháng 1, trong đó lần đầu bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kể từ năm 2017.

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an diễn ra một ngày sau khi tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên thệ nhậm chức. Ông là người có quan điểm cứng rắn với Bình Nhưỡng.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cảnh báo Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân "sớm nhất trong tháng này".

nguồn: Vnexpress

Read More

Hà Nội sẽ có nhiều huyện lên quận

 

Ngày 5/5, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, trong đó có 4-7 huyện sẽ lên quận.

Nghị quyết nêu Hà Nội còn nhiều hạn chế cần khắc phục; tiềm năng thủ đô chưa được khai thác đầy đủ; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chưa hoàn thành một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng.

Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.

Bộ Chính trị đánh giá hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển của Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu; phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ... Nhiều dự án lớn chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực. Việc quy hoạch xây dựng các đô thị vệ tinh không đạt kế hoạch.

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là thành phố "văn hiến, văn minh, hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Nội phải cao hơn mức bình quân chung cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người 12.000-13.000 USD.

Năm 2045, Hà Nội sẽ là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng sống cao, thu nhập bình quân đầu người hơn 36.000 USD. Năm 2025, Hà Nội có 3-5 huyện lên quận; năm 2030 thêm 1-2 huyện lên quận. Sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Nhuệ... sẽ được cải tạo.

Thành phố cần đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt. Các ngành được ưu tiên là dịch vụ giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Theo nghị quyết, quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được triển khai với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan hài hòa hai bên sông. Đô thị thông minh trên cơ sở phát triển hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài sẽ được hình thành; quy hoạch, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh, không gian cộng đồng.

Thành phố phấn đấu hoàn thành Vành đai 4 trước năm 2027; xây dựng Vành đai 5 trước năm 2030; mở rộng, nâng cấp sân bay Nội Bài; xây dựng thêm một sân bay quốc tế.

Read More

Vì sao Việt Nam không nên “chọn phe” trong chiến tranh Ukraina?

 Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina bùng nổ, giới dân chửi đã liên tục vận động Việt Nam từ bỏ thế trung lập để đứng hẳn về phía Ukraina. Chẳng hạn, ngày 02/03/2022, trang VOA tiếng Việt đã đăng một bài của bút danh Hoàng Trường, có tựa đề “Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine”. Trong bài viết có đoạn:

“Nếu như trong khói lửa chiến tranh ở Ukraine Việt Nam đã và đang như “gà mắc tóc” thì một “thế giới lưỡng cực” hậu Ukraine sẽ là thách thức ghê gớm đối với Hà Nôi, xưa nay vẫn theo một chính sách “đu dây” giữa các khối. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ là một bước phát triển mới, có khả năng thúc đẩy thế giới trở về với “trật tự lưỡng trục”. Một bên là những chế độ chuyên chế, hiếu chiến và bành trướng với Nga và Trung Quốc liên kết thành một trục, và bên kia là các thể chế dân chủ tự do do Hoa Kỳ và châu Âu dẫn dắt. Sự phân cực này không chỉ về chính trị và an ninh, mà còn ảnh hưởng tới tất cả các phương diện khác như hệ thống tài chính, nguồn cung ứng hàng hóa, vùng nguyên liệu, thị trường, mạng lưới giao thông và tiêu chuẩn công nghệ. Sẽ có lúc, hàng hóa, dịch vụ giao thương với các nước thuộc trục bên này sẽ không tương thích với các nước ở trục bên kia.”



Bài viết rất dài này chứa nhiều điểm bất hợp lý, mà ngay trong đoạn trích trên cũng đã bộc lộ.

Trước hết, ngay cả khi thế giới trở về “trật tự lưỡng cực”, sẽ thật dối trá và đạo đức giả nếu ta gọi phe NATO là phe “dân chủ tự do”. Không rõ các chính phủ NATO có quan tâm đến tự do của người dân trong nước họ không, chỉ biết họ tuyệt nhiên không quan tâm đến tự do ở các vùng đất mà họ gây chiến. Trong những năm qua, rõ ràng Mỹ và các nước NATO khác đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh hơn hẳn phần còn lại của thế giới cộng lại. Vài cuộc chiến trong số đó chỉ có thể gọi là xâm lược trắng trợn. Cuộc đàn áp người Palestine của Israel là một ví dụ, việc Mỹ dựng chuyện “vũ khí hủy diệt hàng loạt” để xâm chiếm Iraq là một ví dụ khác. Ngay cả trùm khủng bố Bin Laden cũng “khởi nghiệp” như một đồng minh của Mỹ trong chiến tranh ở Trung Đông. NATO chắc chắn không phải là một phe chính nghĩa.

Thứ hai, việc “chọn phe” đương nhiên ảnh hưởng đến quyền lợi nhãn tiền của Việt Nam. Nga vẫn đang là một nguồn cung vũ khí chính của Việt Nam, nên sự sứt mẻ trong quan hệ Việt-Nga không thể không khiến nền quốc phòng của Việt Nam bị chao đảo. Trong khi đó, tất cả những dự tính mà bài viết vẽ ra đều đang ở thì tương lai. Bỏ quên nền tảng hiện tại để chạy theo những dự tính đó thì cũng chẳng khác gì ảo tưởng.

Read More

SAO MÀ PHẢI GHEN TỴ VỚI PHẬT GIÁO?

Mới đây, trang “Thanh niên Công giáo” mới đăng tải bài viết có tiêu đề: “Những điều cần nhớ của người Công giáo trong mùa lễ hội”. Thế nhưng trong nội dung bài viết đến giọng văn đều không thể giấu nổi sự ghen tỵ với nét văn hóa của người Việt, đó là đi lễ chùa đầu năm. Trang “Thanh niên Công giáo” cho rằng các lễ hội ngày càng biến tướng, dẫn đến tôn thờ ngẫu tượng và sùng bái u mê nhằm nhuộm màu các hoạt động văn hóa dân sự thành tâm linh tôn giáo”.

Không thể phủ nhận hoàn toàn việc có một số ít lễ hội ngày nay dần dần khác với truyền thống trước đây, nhưng đó như hạt cát giữa sa mạc mà thôi. Nhưng với lập luận như Thanh niên Công giáo thì hoàn toàn mang tính đề cao lòng tự tôn của Công giáo mà lại phủ nhận, chê bai những nét đẹp của Phật giáo.



Nên nhớ rằng, trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, (còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ) và khoảng 44.498 tăng ni. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo.

Bản thân tôi không muốn đem ra so sánh tốt xấu, hơn thua, khen chê giữa các tôn giáo, bởi tôn giáo nào cũng có cái hay riêng của nó, miễn là hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ. Ấy vậy mà Thanh niên Công giáo lại ghen tỵ, đề cao cái của mình, chê bai cái của người khác. Thế là không nên.

Chưa dừng lại ở đó, bài viết còn xuyên tạc rằng: Những lễ hội có tính tâm linh, tôn giáo để thờ lạy người quá cố, xem hương hồn người quá cố về hưởng các lễ vật chất: rõ ràng không hợp với Giáo lý Công giáo.

Rồi thì “những lễ kính các nhân vật, các lãnh tụ như là thánh thần siêu nhiên đều là hình thức thờ ngẫu tượng và trái với Giáo lý Công giáo. Bởi vậy tín hữu Công giáo cần tránh tham dự. Nếu lý do bất khả kháng, không thể từ chối thì chỉ hiện diện với tâm tưởng chiếu lệ, xã giao trong tư thể người khách (hiện diện cách thụ động mà không được hiệp thông)”....

Đó chẳng phải là sự đố kỵ của người Công giáo đối với Phật giáo hay sao? Vẫn biết cái đức tin của mỗi tôn giáo là không giống nhau nhưng dù sao thì vẫn phải tôn trọng cái đức tin của nhau. Đừng vì tính tự tôn của mình mà chê bai của người khác.

Hãy thử nhìn vào lịch sử mà coi. Xưa nay vẫn là như thế, Đạo Phật luôn hướng đến sự hòa bình, suốt mấy ngàn năm có mặt chưa từng có bất cứ một cuộc chiến tranh nào xuất phát từ Phật giáo, cũng chưa từng xúi dục tín đồ Phật giáo nào tham gia những cuộc chiến tranh đẫm máu, dù lý do gì thì chiến tranh vẫn là thảm họa và gây đau thương không biết bao nhiêu chúng sinh vô tội. Giáo lý nhà Phật luôn lấy an vui và hạnh phúc của tất cả chúng sanh làm điểm tựa và mục đích hướng đến.

Xin được nhắc lại, tôi viết những điều này không hề muốn đem ra so sánh giữa Công giáo và Phật giáo. Bởi ai trong chúng ta, dù theo Công giáo, Phật giáo hay một tôn giáo nào khác thì cũng đều luôn tôn vinh, tin tưởng với đấng tối cao của tôn giáo đó. Vậy nên, thay vì hạ bệ, bôi xấu người khác thì hãy nên chuyên tâm hướng vào cái đức tin mà mình đang tôn thờ./.
Read More

Diện bikini 'nửa kín, nửa hở', Lương Thùy Linh khoe body nóng bỏng

 

Hoa hậu Lương Thùy Linh khiến người hâm mộ ngỡ ngàng trước những hình ảnh đầy quyến rũ khi diện bikini khoe trọn vóc dáng nhiều người mơ ước.

0:00/ 1:40
Nam miền Bắc

Không ngại thử sức với nhiều phong cách khác nhau, Hoa hậu Lương Thùy Linh mới đây lại tiếp tục khiến cộng đồng mạng mê mẩn khi cập nhật những hình ảnh mới trên trang cá nhân. Với thân hình mảnh mai nhưng đầy năng lượng, Lương Thùy Linh tự tin khoe trọn đường cong cơ thể nuột nà của mình trong từng shoot hình.

Diện trang phục bikini phong cách thể thao phối cùng quần jeans, Lương Thùy Linh mang lại vẻ quyến rũ nhưng vẫn cá tính, năng động chứ không hề phô phang.

Bên cạnh đó, thần thái “chuẩn model” đã góp phần giúp những shoot hình tưởng chừng như đơn giản trở nên sang trọng và đậm chất high-fashion.

Được biết, body nóng bỏng là kết quả mỹ mãn sau khoảng thời gian bắt đầu thực hiện những bài tập yoga, pilates, kèm với những bữa ăn lành mạnh. Lương Thùy Linh đã có thể dễ dàng duy trì trạng thái cơ thể tốt hơn cho các hoạt động của mình.

Vốn được biết đến là một nàng hậu với học vấn “khủng”, Hoa hậu Lương Thùy Linh liên tục gây ấn tượng bởi khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình trong khoảng thời gian gần đây. Tiêu biểu, cô vừa xuất hiện với vai trò khách mời cho buổi tọa đàm do UNICEF tổ chức, cô đã tuyên truyền về lối sống khỏe mạnh hơn đến với giới trẻ.

Không chỉ đồng hành cùng cuộc thi Miss World Vietnam 2022 với cương vị đương kim Hoa hậu, Lương Thùy Linh còn nắm giữ vai trò “cầm cân nảy mực” năm nay. Cô cùng các vị giám khảo quyền lực còn lại sẽ chọn ra chủ nhân xuất sắc nhất cho chiếc vương miện.

Hiện tại, khâu tuyển sinh cho cuộc thi Miss World Vietnam 2022 đang ở những giai đoạn cuối cùng.

Vòng Sơ khảo miền Bắc sẽ diễn ra vào ngày 6/3 tại Hà Nội, vòng Sơ khảo miền Nam diễn ra vào ngày 13/3 tại TP.HCM. Vòng Bán kết và Chung kết sẽ được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay với nhiều đêm thi phụ cùng các hoạt động hấp dẫn.

Với nhiều đổi mới về thể lệ cũng như format, Miss World Vietnam lần này hứa hẹn mang đến những thử thách đầy thú vị.

nguồn: baomoi.com

Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017