CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

 Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm trong sạch nội bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, điều này lại giống như cái gai trong mắt đối với các đối tượng phản động, chống đối ở trong và ngoài nước. Chúng gia tăng các hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ hình ảnh, danh dự, uy tín cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các kênh thông tin, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”

Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, Việt Tân cho rằng: “Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.

Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.

Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.

Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.

Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.

Read More

Mỹ bị lên án về nhân quyền khi cho phép các bang cấm phá thai tháng 6 28, 2022

 Ngày 24/06/2022, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết rằng quyền phá thai - vốn được bảo vệ từ năm 1973 trong vụ kiện Roe và Casey - không phải là quyền hiến định. Phán quyết này mở đường cho các tiểu bang tự quyết định về vấn đề nạo phá thai. Nhiều nhà quan sát đã dự đoán rằng sau phán quyết, các bang đang theo đảng Cộng hòa sẽ lần lượt ra luật cấm phá thai, và hiện tượng này thậm chí sẽ còn lan rộng ra nhiều quốc gia. Vì vậy, hôm 25 và 26/06, các cuộc biểu tình để phản đổi phán quyết đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.



Bộ phận cởi mở của nước Mỹ không phải là những người duy nhất cho rằng phán quyết vừa nêu đe dọa nhân quyền. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, đã phát biểu rằng việc ngăn phụ nữ phá thai sẽ khiến việc này trở nên nguy hiểm hơn. Còn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Michelle Bachelet, thì chỉ trích rằng phán quyết tại Mỹ là "bước lùi" cho quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

Trong khi đó, dư luận Mỹ vẫn đang chia rẽ về vấn đề này. Mia Stagner, một người biểu tình 19 tuổi, nói với báo chí rằng "Những gì xảy ra hôm qua thật không thể diễn tả nổi và kinh tởm. Bất cứ phụ nữ nào cũng không nên bị ép buộc trở thành một người mẹ".

Ngược lại, những người ủng hộ phán quyết lại nói rằng phá thai là không tôn trọng "quyền lựa chọn" của thai nhi và có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Một người ủng hộ phán quyết của tòa chia sẻ: "Có một điều mà những người ủng hộ phong trào phá thai không hiểu là chúng - những thai nhi bị phá bỏ - chưa bao giờ được trao quyền 'lựa chọn'".

Giữa cơn hỗn loạn của nước Mỹ, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump mở tiệc ăn mừng. Những thẩm phán bỏ phiếu cho phán quyết trên đều là nam giới theo đảng Cộng hòa, và nó đã không được thông qua nếu ông Trump không dành nhiệm kỳ của mình để cài 3 đảng viên Cộng hòa vào Tòa án Tối cao của Mỹ. Dường như Trump không phải là một chính khách quan tâm đến việc đoàn kết người Mỹ: ưu tiên số một của ông là quyền lợi của phe cánh ông.

Nhưng Trump vẫn đang là gương mặt số 1 của đảng Cộng hòa, và là thần tượng của nhiều nhà dân chửi.

Cho đến nay, các kênh truyền thông của đảng Việt Tân, cũng như nhiều hội đoàn dân chửi khác, vẫn chưa tường thuật các diễn biến vừa kể, chả hiểu vì sao.

Có lẽ trong mắt họ, tình hình nhân quyền ở Mỹ vẫn đang là một chủ đề cấm kỵ.

Read More

BPSOS diễn được cái gì tài Hội nghị tự do tôn giáo quốc tế 2022?

 Từ đầu năm đến trước  khi Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế 2022 diễn ra ở Mỹ, Nguyễn Đình Thắng và đám tay chân đã tuyên truyền rầm rộ về vai trò Thắng trong Ban tổ chức Hội nghị , về việc mời mọc, vận động các nhóm tôn giáo trái phép, chống đối trong nước tham gia với vai đóng như nạn nhân, tố cáo chính quyền, kêu gọi nước ngoài can thiệp để Thắng thu xếp trình diễn tại Hội nghị - nơi sẽ được cả thế giới lắng nghe. Đến sát ngày diễn ra Hội nghị , Nguyễn Đình Thắng khoe khoang đã lôi kéo được 60 đại diện các nhóm “bị bách hại về tôn giáo” trong nước tham gia Hội nghị nói trên. Trong suốt những ngày diễn ra Hội nghị trên, Thắng huy động toàn bộ đám tay chân PR, tiếp sóng livestream trên mạng xã hội rầm rộ nhằm tạo hiệu ứng truyền thông.... Kỳ thực thì Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế có hầm hố như Nguyễn Đình Thắng và đám BPSOS đang trưng trổ?





 

Nhìn vào lịch trình 3-4 ngày diễn ra Hội nghị cho thấy, các diễn văn, bài phát biểu tại phòng hội nghị chính toàn vấn đề khủng do USCIRF và các tổ chức lớn chủ trì, hoặc toàn vấn đề khủng như “diệt chủng” ở Tân cương, hoặc chủ đề lớn kiểu như “Các giải pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo khi đối mặt với nạn khủng bố đang gia tăng”... Riêng BPSOS chắc chỉ thuê được một góc ở phòng trưng bày những “nạn nhân” hay quảng bá các “tổ chức tôn giáo bị cộng sản đàn áp” trong nước, có được vài bài phát biểu ở phòng thảo luận bé tẹo trong hàng chục phòng thảo luận be bé tương tự, chỉ có vài khán thính giả loáng thoáng đến hóng chuyện. Nhìn chung là chìm nghỉm trong cả tá các phòng thảo luận kiểu này.




 

Nhìn vào mục đóng góp để có được suất tham gia Ban chỉ đạo Hội nghị mới thây, tính chất “tư bản” (mua bán/trao đổi) rõ ràng ra sao. Chẳng hạn, với combo đóng 50 - 100 ngàn USD – tức suất đóng tiền cao nhất thì được trưng logo lên sân khấu, được tham gia “Ban Chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, được tham gia bữa tối với các đối tác, được 5-10 vé tham dự trọn gói chương trình, được có video dài 2 phút trình chiếu tại phiên họp toàn thể.


 

Còn với suất đóng 5-10 ngàn USD thì khá hẻo, tức là chỉ được tham gia “Ban chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, có 2-3 suất vé tham dự, được có phòng trưng bày tại Hội nghị.

Như vậy, khả năng BPSOS của Nguyễn Đình Thắng mức đóng khoảng chục ngàn USD nên không có video 2 phút được trình chiếu tại phòng họp lớn cũng như không có bài phát biểu tại phòng hội nghị lớn nào cả.

Nhìn vào một hội nghị quốc tế như kiểu đóng tiền để trình diễn này, khác gì chỗ mua bán suất để cò kè được PR cho tổ chức mình mới thấy sự khốc liệt trong cạnh tranh để thu hút được “sự quan tâm” của truyền thông, quốc tế tới cái gọi là “nạn nhân bị bách hại về tôn giáo”

Quả thực trên cả tấu hài, hề chèo.

Read More

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"!

 Câu chuyện liên quan đến em học học sinh lớp 12 Văn (trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đang khá thu hút sự quan tâm của dự luận. Điều khiến mọi người quan tâm ở đây là việc em đã tư duy và gọi cuộc “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” là “cuộc chiến tranh Việt Nam” với bản chất hoàn toàn khác nhau.

        Ngoài ra, em cho biết từ quan sát về chiến tranh Việt Nam cho thấy không chỉ có đau thương, mất mát mà vẫn tiềm tàng các nét đẹp văn hóa dân tộc, em nhận ra khi quan sát mọi vấn đề đều cần những góc nhìn đa chiều hơn. Phải chăng đây là một chiêu trò “lật sử”, tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!


        Tôi cũng chưa rõ góc nhìn đa chiều của em học sinh này nó mới mẻ đến đâu, nhưng khi em gọi “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” thành “cuộc chiến tranh Việt Nam” thì em hiểu sai vấn đề rồi. Không hề có cái gọi là “cuộc chiến tranh Việt Nam” đâu, chỉ có một cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thôi.

        Lịch sử vẫn còn đó với 21 năm Mỹ xâm lược Việt Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc xâm lược. Thế mà, không biết tự bao giờ mà một bộ phận giới trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại có thể gọi là "Cuộc chiến tranh Việt Nam?

        Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước họ có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.

        Mong rằng khi viết về lịch sử em nên đọc thật kỹ chứ không là ngay từ đầu đã có sự lệch chuẩn dần rồi đấy. Hy vọng em sẽ  thỏa nguyện với giấc mơ của mình ở góc độ viết chứ không phải là một “thủ lĩnh trẻ” trong tương lai?

Read More

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

 Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm trong sạch nội bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, điều này lại giống như cái gai trong mắt đối với các đối tượng phản động, chống đối ở trong và ngoài nước. Chúng gia tăng các hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ hình ảnh, danh dự, uy tín cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các kênh thông tin, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”

Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, Việt Tân cho rằng: “Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.

Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.

Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.

Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.

Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.


Read More

THỦ ĐOẠN CỦA VIỆT TÂN KHI KÊU GỌI BIỂU TÌNH TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - ASEAN

 Tổ chức khủng bố Việt Tân đang rêu rao công khai kêu gọi lũ lưu vong hải ngoại tổ chức biểu tình nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tại Toà Bạch Ốc (White House), Washington D.C vào hai ngày 12 và 13 tháng 5. Luận điệu của Việt Tân đưa ra là kêu gọi “cùng nhau lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm và tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người dân Việt Nam”.

Chuyện công du nước ngoài của lãnh đạo nhà nước chẳng phải là điều gì xa lạ. Vậy nhưng các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị lại liên tục lợi dụng vấn đề này để chống phá đất nước.

Người ta đặt câu hỏi, tại sao một lũ lưu vong phản quốc ở tận đâu mà lại quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam đến thế? Điều đó chẳng phải thật sự vô lý, như vậy ngay từ lý do để tiến hành biểu tình đã không chính danh, chính đáng. Số người có thể không còn mang quốc tịch Việt Nam, đã rời xa đất nước vài thập kỷ nhưng liên tiếp kêu gào đòi nhân quyền ở trong nước Việt Nam thì thật sự lố bịch.

Nếu là biểu tình thực sự vì nhân quyền, tại sao mỗi lần nước Mỹ vi phạm nhân quyền, giết người hàng loạt như giết người dân da đen, hay phóng tên lửa gây chiến tranh ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới giết chết hàng nghìn người dân vô tội thì không thấy số này vác cờ vàng ba sọc đi biểu tình.

Tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi biểu tình

Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam cũng không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” theo cách nói của Việt Tân.

Vậy thì mục đích của Việt Tân là gì? Động thái kêu gọi biểu tình đó chỉ có thể là nhắm đến bôi nhọ hình ảnh Việt Nam nhân sự kiện chính trị diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi được coi là “đại bản doanh” của lũ lưu vong này; đồng thời nhân đây cũng là dịp để bọn chúng thể hiện sự tồn tại của mình trong mắt người “Mẽo”.

Hay nói cách khác, biểu tình cũng là cái nghề để tồn tại. Nên chẳng lạ lẫm gì khi vào dịp diễn ra các sự kiện chính trị ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài mà có sự tham gia của Việt Nam, đám lưu vong hải ngoại lại âm mưu tổ chức biểu tình. Rõ ràng là đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc của giới chống Cộng tại hải ngoại nhằm hậu thuẫn, ủng hộ cho số đối tượng chống đối chính trị ở trong nước bị bắt, xử lý.

Thế mới thấy, những kẻ chống phá sẽ không tiếc bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích, kể cả việc “cõng rắn cắn gà nhà”. Việc Việt Tân đang kêu gọi biểu tình trong thời gian Thủ tưởng Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Mỹ cũng là một thủ đoạn nằm trong chuỗi âm mưu đó./.

Nguồn: nguoicondatme

Read More

Thêm trung vệ Quang Thịnh của U23 Việt Nam lỡ hẹn trận chung kết với Thái Lan

 

Khó khăn chưa buông tha U23 Việt Nam khi kết quả test nhanh sáng 25-2 đã phát hiện thêm trung vệ Quang Thịnh dương tính Covid-19, phải lỡ hẹn với trận chung kết gặp U23 Thái Lan

0:00/ 1:35
Nam miền Bắc

Sự vắng mặt của Quang Thịnh (3) sẽ là tổn thất rất lớn cho hàng phòng ngự U23 Việt Nam

Chỉ còn 1 ngày nữa, U23 Việt Nam bước vào trận chung kết với U23 Thái Lan trong bối cảnh vừa trải qua 120 phút thi đấu mệt nhoài với U23 Timor Leste. Điều đáng lo là quân số 13 người ở trận bán kết nhiều khả năng chỉ còn đúng 12 cầu thủ.

Sáng 25-2, kết quả test nhanh của trung vệ Quang Thịnh (số 3) đã cho 2 vạch. Ban tổ chức giải đã tiến hành test PCR cho Quang Thịnh và nếu tiếp tục xác định dương tính, cầu thủ này sẽ phải vắng mặt ở trận chung kết.

Nếu điều đó xảy ra, U23 Việt Nam gặp tổn thất lớn. Quang Thịnh là trụ cột, đã chơi trọn vẹn 3 trận ở giải lần này. Trong loạt sút luân lưu với Timor Leste, cầu thủ thuộc biên chế CLB Công an Nhân dân này nhận trọng trách thực hiện cú đá đầu tiên và anh đã thành công.

Nhiều cầu thủ U23 Việt Nam đã kiệt sức sau trận bán kết kéo dài 120 phút

Lúc này, U23 Việt Nam chỉ còn 3 trung vệ là Quang Thịnh, Khắc Lương và Anh Việt. Trong đó, Khắc Lương và Anh Việt là những người được bổ sung trong đợt 2. Trong cuộc đối đầu Timor Leste, Anh Việt đá chính nhưng rời sân trong hiệp 2 vì chấn thương.

U23 Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề về lực lượng. Ở trận bán kết với Timor Leste, HLV Đinh Thế Nam chỉ còn 13 cầu thủ, trong đó có 2 thủ môn. Trong hiệp phụ, ông phải đưa thủ môn Trần Liêm Điều vào đá tiền đạo. Nhiều cầu thủ U23 Việt Nam đã đau chân và kiệt sức sau chiến thắng ở trận bán kết.

Hiện nay, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn đang chờ phản hồi từ Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) về đề xuất bổ sung người cho U23 Việt Nam để đủ quân đá trận chung kết với U23 Thái Lan.

nguồn:baomoi.com

Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017