Mới đây, trang “Thanh niên Công giáo” mới đăng tải bài viết có tiêu đề: “Những điều cần nhớ của người Công giáo trong mùa lễ hội”. Thế nhưng trong nội dung bài viết đến giọng văn đều không thể giấu nổi sự ghen tỵ với nét văn hóa của người Việt, đó là đi lễ chùa đầu năm. Trang “Thanh niên Công giáo” cho rằng các lễ hội ngày càng biến tướng, dẫn đến tôn thờ ngẫu tượng và sùng bái u mê nhằm nhuộm màu các hoạt động văn hóa dân sự thành tâm linh tôn giáo”.
Không thể phủ nhận hoàn toàn việc có một số ít lễ hội ngày nay dần dần khác với truyền thống trước đây, nhưng đó như hạt cát giữa sa mạc mà thôi. Nhưng với lập luận như Thanh niên Công giáo thì hoàn toàn mang tính đề cao lòng tự tôn của Công giáo mà lại phủ nhận, chê bai những nét đẹp của Phật giáo.
Nên nhớ rằng, trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, (còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ) và khoảng 44.498 tăng ni. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo.
Bản thân tôi không muốn đem ra so sánh tốt xấu, hơn thua, khen chê giữa các tôn giáo, bởi tôn giáo nào cũng có cái hay riêng của nó, miễn là hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ. Ấy vậy mà Thanh niên Công giáo lại ghen tỵ, đề cao cái của mình, chê bai cái của người khác. Thế là không nên.
Chưa dừng lại ở đó, bài viết còn xuyên tạc rằng: Những lễ hội có tính tâm linh, tôn giáo để thờ lạy người quá cố, xem hương hồn người quá cố về hưởng các lễ vật chất: rõ ràng không hợp với Giáo lý Công giáo.
Rồi thì “những lễ kính các nhân vật, các lãnh tụ như là thánh thần siêu nhiên đều là hình thức thờ ngẫu tượng và trái với Giáo lý Công giáo. Bởi vậy tín hữu Công giáo cần tránh tham dự. Nếu lý do bất khả kháng, không thể từ chối thì chỉ hiện diện với tâm tưởng chiếu lệ, xã giao trong tư thể người khách (hiện diện cách thụ động mà không được hiệp thông)”....
Đó chẳng phải là sự đố kỵ của người Công giáo đối với Phật giáo hay sao? Vẫn biết cái đức tin của mỗi tôn giáo là không giống nhau nhưng dù sao thì vẫn phải tôn trọng cái đức tin của nhau. Đừng vì tính tự tôn của mình mà chê bai của người khác.
Hãy thử nhìn vào lịch sử mà coi. Xưa nay vẫn là như thế, Đạo Phật luôn hướng đến sự hòa bình, suốt mấy ngàn năm có mặt chưa từng có bất cứ một cuộc chiến tranh nào xuất phát từ Phật giáo, cũng chưa từng xúi dục tín đồ Phật giáo nào tham gia những cuộc chiến tranh đẫm máu, dù lý do gì thì chiến tranh vẫn là thảm họa và gây đau thương không biết bao nhiêu chúng sinh vô tội. Giáo lý nhà Phật luôn lấy an vui và hạnh phúc của tất cả chúng sanh làm điểm tựa và mục đích hướng đến.
Xin được nhắc lại, tôi viết những điều này không hề muốn đem ra so sánh giữa Công giáo và Phật giáo. Bởi ai trong chúng ta, dù theo Công giáo, Phật giáo hay một tôn giáo nào khác thì cũng đều luôn tôn vinh, tin tưởng với đấng tối cao của tôn giáo đó. Vậy nên, thay vì hạ bệ, bôi xấu người khác thì hãy nên chuyên tâm hướng vào cái đức tin mà mình đang tôn thờ./.