CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VẪN CÒN TỒN TẠI Ở CÁC NƯỚC ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NỀN VĂN MINH BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

 Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Vào những ngày cuối tháng 3, dư luận đặc biệt chú ý tới phiên tòa xét xử cựu cảnh sát được cho là đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5/2020. Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.

Người biểu tình mang theo ảnh George Floyd

Có thể nói, nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian - thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc.

Mới đây, một tay súng đã xả súng tại một siêu thị khiến ít nhất 10 người thiệt mạng ở thị trấn Buffalo thuộc bang New York, Mỹ, ngày 14/5/2022. Kẻ gây án đã bị bắt giữ. Giới chức địa phương cho biết tay súng đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 3 người bị thương trước khi bị bắt giữ. 4 trong số các nạn nhân là nhân viên siêu thị, số còn lại là khách hàng. Đây được cho là một tội ác hận thù và bị kích động bởi chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới sắc tộc. 11 nạn nhân là người da màu và 2 nạn nhân là người da trắng. Vụ tấn công được thực hiện ở khu dân cư của người da màu và chỉ cách trung tâm của thị trấn Buffalo vài km.

Những người da trắng hay những người da màu đều không có tội, họ đều là những con người có quyền sống, có quyền được đấu tranh để đòi quyền lợi cho chính mình và cho cộng đồng nhưng không ai muốn có chiến tranh nổ ra, không muốn phải chứng kiến những cảnh mất mát đau thương. Mọi người có quyền bình đẳng như nhau, pháp luật công minh, ai gây tội sẽ bị trừng trị, không phân biệt giai cấp, màu da. Căng thẳng trong xã hội Mỹ và các nước Phương Tây những ngày này cho thấy phân biệt chủng tộc vẫn còn là một nỗi ám ảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đeo bám nước Mỹ để rồi dễ dàng bùng nổ mỗi khi có “mồi lửa nhỏ”. Cái chết oan của những người da màu chứng tỏ nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở nước Mỹ, đồng thời mối quan hệ căng thẳng xưa nay trong xã hội Mỹ giữa các cộng đồng dân cư với lực lượng thực thi công vụ luôn sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.

Ở Việt Nam lại khác, không hề có sự phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Người nước ngoài đến Việt Nam, bất kể là người da trắng và người da màu đều được đối xử một cách công bằng. Thậm trí, Việt Nam còn có những hoạt động thiết thực dùng sức người, sức của, giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi - điều mà Mỹ và một số quốc gia được gọi là “có văn minh” chưa làm được.

Vì bất cứ lý do nào thì cũng phải thừa nhận rằng, kỳ thị chủng tộc và tình trạng phân biệt vẫn là căn bệnh trầm kha của nước Mỹ và nhiều nước Phương Tây, một khi tâm lý “da trắng thượng đẳng” còn tồn tại và cuộc sống của cộng đồng gốc Phi ở “xứ cờ hoa” chưa được cải thiện.


Read More

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

 Mới đây, trên trang VOA Tiếng Việt có đăng bài viết phỏng vấn một sinh viên gốc Việt với tựa đề: “Sinh viên Việt ở Ukraine: “Khi cô giáo hỏi về Việt Nam, mình không có câu trả lời”. Trong bài phỏng vấn, Hoàng không ngại bày tỏ: "nhân quyền đâu, đạo đức ở đâu mà Việt Nam lại làm như thế?". Hoàng nói thêm là Hoàng được học môn Đạo Đức ở Việt Nam, nhưng những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung. Theo Hoàng, Việt Nam không phải là đất nước của những người có hiểu biết, vì nếu ai hiểu biết sẽ bầu chọn cho Ukraine. "Toàn bộ thế giới văn minh ủng hộ Ukraine và lên án Nga. Việt Nam chọn văn minh hay chọn độc tài... Buồn thay".

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

Theo lời giới thiệu của Hoàng thì Hoàng năm nay 23 tuổi, đến từ thành phố Kiev. Hoàng là sinh viên đã được sang Ukraine sinh sống từ năm 8 tuổi. Như vậy, Hoàng đã có hơn 15 năm sinh sống tại Ukraine, chắc chắn tình cảm mà cậu dành cho mảnh đất này là rất lớn.

Tuy nhiên, tôi không biết câu chuyện trên có phải do VOA nghĩ ra hay không, nhưng nếu những điều trên là thật, tôi thật buồn vì cậu sinh viên trẻ gốc Việt có lẽ đã mất gốc Việt từ lâu rồi. Dù sinh sống ở đất nước khác đã lâu nhưng cậu ta mang dòng máu của người Việt, sinh ra tại Việt Nam và có 8 năm sinh sống, đủ để cậu ta cảm nhận được tinh thần dân tộc của người Việt mạnh mẽ đến mức nào thế nhưng chàng sinh viên Hoàng lại có thể mở miệng chê bai chính quyền trong nước là "độc tài", "vô đạo đức".

Có thể tuổi nhỏ nên e không hiểu hoặc cố tình không hiểu, vì phiếu trắng của Việt Nam thể hiện góc nhìn khách quan của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, rằng Việt Nam chọn chính nghĩa chứ không chọn bên. Mỗi bên tham chiến đều có những lí do của mình, và Việt Nam không hề đứng về phía bên nào để chống lại bên nào. Một cách tiếp cận khách quan, nhân văn như vậy tại sao được coi là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế, giữ vững quan điểm muốn làm bạn, làm đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam chưa bao giờ thể hiện quan điểm sẽ đứng về phía Nga hay là Ukraine. Và Việt Nam luôn có chính sách đối ngoại khôn khéo để rồi các nước lớn trên thế giới đều hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam, gồm cả Mỹ, Trung và Nga.

Đọc những câu trả lời của Hoàng mới thấy sức ảnh hưởng của truyền thông phương Tây đã "tẩy não" con người ta như thế nào. Giống như Hoàng, cảm xúc chung của những người Việt sinh sống ở Ukraine vượt qua khó khăn do cuộc chiến mang lại là hoang mang, sợ hãi. Nhưng thay vì giống như đại đa số người Việt khác luôn biết ơn Đại sứ quán Việt tại Ukraine và những nước lân cận vì đã tìm cách giúp họ quay trở về nước hoặc có chỗ trú ẩn an toàn thì Hoàng lại đả kích, vu khống, xuyên tạc về chính sách hỗ trợ công dân Việt của đại sứ quán Việt tại nước ngoài. Nên nhớ rằng, để Hoàng có thể sang nước ngoài học tập và làm việc như thế cũng chính nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tại sao VOA Tiếng Việt lại đăng tải cuộc phỏng vấn chỉ với một sinh viên không tên tuổi? Thông thường khi thực hiện một bài báo phỏng vấn thì phóng viên sẽ hướng theo 02 cách, một là phỏng vấn những người nổi tiếng, có kiến thức chuyên môn như chuyên gia, nghệ sĩ,… hoặc là một nhóm công dân có liên quan đến nội dung bài báo. Tuy nhiên, Hoàng chỉ là một chàng sinh viên bình thường học tập ở Ukaine có mang dòng máu Việt Nam. Bản chất của VOA Tiếng Việt hoàn toàn không phải để thể hiện tiếng nói của chàng sinh viên mà là xây dựng nên hình ảnh chàng sinh viên gốc Việt để mượn lời sinh viên này nói xấu chế độ Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó, Hoàng cũng chỉ là “con mồi” bị phương Tây tẩy não, điều mà các thế lực thù địch đang âm mưu làm biến chất giới trẻ Việt Nam hiện nay theo hướng thân phương Tây.

Trước những sự việc thế giới và trong nước mỗi người có quan điểm riêng và có quyền thể hiện quan điểm đó. Tuy nhiên, việc thể hiện quan điểm khác với việc công kích tiêu cực vào đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mưu đồ xấu xa nào đó. Qua đây, người dân cũng cần bình tĩnh, tỉnh táo, có cái nhìn khách quan và cẩn trọng trong việc thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội để không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta.


Read More

Mỹ bị lên án về nhân quyền khi cho phép các bang cấm phá thai tháng 6 28, 2022

 Ngày 24/06/2022, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết rằng quyền phá thai - vốn được bảo vệ từ năm 1973 trong vụ kiện Roe và Casey - không phải là quyền hiến định. Phán quyết này mở đường cho các tiểu bang tự quyết định về vấn đề nạo phá thai. Nhiều nhà quan sát đã dự đoán rằng sau phán quyết, các bang đang theo đảng Cộng hòa sẽ lần lượt ra luật cấm phá thai, và hiện tượng này thậm chí sẽ còn lan rộng ra nhiều quốc gia. Vì vậy, hôm 25 và 26/06, các cuộc biểu tình để phản đổi phán quyết đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.



Bộ phận cởi mở của nước Mỹ không phải là những người duy nhất cho rằng phán quyết vừa nêu đe dọa nhân quyền. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, đã phát biểu rằng việc ngăn phụ nữ phá thai sẽ khiến việc này trở nên nguy hiểm hơn. Còn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Michelle Bachelet, thì chỉ trích rằng phán quyết tại Mỹ là "bước lùi" cho quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

Trong khi đó, dư luận Mỹ vẫn đang chia rẽ về vấn đề này. Mia Stagner, một người biểu tình 19 tuổi, nói với báo chí rằng "Những gì xảy ra hôm qua thật không thể diễn tả nổi và kinh tởm. Bất cứ phụ nữ nào cũng không nên bị ép buộc trở thành một người mẹ".

Ngược lại, những người ủng hộ phán quyết lại nói rằng phá thai là không tôn trọng "quyền lựa chọn" của thai nhi và có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Một người ủng hộ phán quyết của tòa chia sẻ: "Có một điều mà những người ủng hộ phong trào phá thai không hiểu là chúng - những thai nhi bị phá bỏ - chưa bao giờ được trao quyền 'lựa chọn'".

Giữa cơn hỗn loạn của nước Mỹ, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump mở tiệc ăn mừng. Những thẩm phán bỏ phiếu cho phán quyết trên đều là nam giới theo đảng Cộng hòa, và nó đã không được thông qua nếu ông Trump không dành nhiệm kỳ của mình để cài 3 đảng viên Cộng hòa vào Tòa án Tối cao của Mỹ. Dường như Trump không phải là một chính khách quan tâm đến việc đoàn kết người Mỹ: ưu tiên số một của ông là quyền lợi của phe cánh ông.

Nhưng Trump vẫn đang là gương mặt số 1 của đảng Cộng hòa, và là thần tượng của nhiều nhà dân chửi.

Cho đến nay, các kênh truyền thông của đảng Việt Tân, cũng như nhiều hội đoàn dân chửi khác, vẫn chưa tường thuật các diễn biến vừa kể, chả hiểu vì sao.

Có lẽ trong mắt họ, tình hình nhân quyền ở Mỹ vẫn đang là một chủ đề cấm kỵ.

Read More

BPSOS diễn được cái gì tài Hội nghị tự do tôn giáo quốc tế 2022?

 Từ đầu năm đến trước  khi Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế 2022 diễn ra ở Mỹ, Nguyễn Đình Thắng và đám tay chân đã tuyên truyền rầm rộ về vai trò Thắng trong Ban tổ chức Hội nghị , về việc mời mọc, vận động các nhóm tôn giáo trái phép, chống đối trong nước tham gia với vai đóng như nạn nhân, tố cáo chính quyền, kêu gọi nước ngoài can thiệp để Thắng thu xếp trình diễn tại Hội nghị - nơi sẽ được cả thế giới lắng nghe. Đến sát ngày diễn ra Hội nghị , Nguyễn Đình Thắng khoe khoang đã lôi kéo được 60 đại diện các nhóm “bị bách hại về tôn giáo” trong nước tham gia Hội nghị nói trên. Trong suốt những ngày diễn ra Hội nghị trên, Thắng huy động toàn bộ đám tay chân PR, tiếp sóng livestream trên mạng xã hội rầm rộ nhằm tạo hiệu ứng truyền thông.... Kỳ thực thì Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế có hầm hố như Nguyễn Đình Thắng và đám BPSOS đang trưng trổ?





 

Nhìn vào lịch trình 3-4 ngày diễn ra Hội nghị cho thấy, các diễn văn, bài phát biểu tại phòng hội nghị chính toàn vấn đề khủng do USCIRF và các tổ chức lớn chủ trì, hoặc toàn vấn đề khủng như “diệt chủng” ở Tân cương, hoặc chủ đề lớn kiểu như “Các giải pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo khi đối mặt với nạn khủng bố đang gia tăng”... Riêng BPSOS chắc chỉ thuê được một góc ở phòng trưng bày những “nạn nhân” hay quảng bá các “tổ chức tôn giáo bị cộng sản đàn áp” trong nước, có được vài bài phát biểu ở phòng thảo luận bé tẹo trong hàng chục phòng thảo luận be bé tương tự, chỉ có vài khán thính giả loáng thoáng đến hóng chuyện. Nhìn chung là chìm nghỉm trong cả tá các phòng thảo luận kiểu này.




 

Nhìn vào mục đóng góp để có được suất tham gia Ban chỉ đạo Hội nghị mới thây, tính chất “tư bản” (mua bán/trao đổi) rõ ràng ra sao. Chẳng hạn, với combo đóng 50 - 100 ngàn USD – tức suất đóng tiền cao nhất thì được trưng logo lên sân khấu, được tham gia “Ban Chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, được tham gia bữa tối với các đối tác, được 5-10 vé tham dự trọn gói chương trình, được có video dài 2 phút trình chiếu tại phiên họp toàn thể.


 

Còn với suất đóng 5-10 ngàn USD thì khá hẻo, tức là chỉ được tham gia “Ban chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, có 2-3 suất vé tham dự, được có phòng trưng bày tại Hội nghị.

Như vậy, khả năng BPSOS của Nguyễn Đình Thắng mức đóng khoảng chục ngàn USD nên không có video 2 phút được trình chiếu tại phòng họp lớn cũng như không có bài phát biểu tại phòng hội nghị lớn nào cả.

Nhìn vào một hội nghị quốc tế như kiểu đóng tiền để trình diễn này, khác gì chỗ mua bán suất để cò kè được PR cho tổ chức mình mới thấy sự khốc liệt trong cạnh tranh để thu hút được “sự quan tâm” của truyền thông, quốc tế tới cái gọi là “nạn nhân bị bách hại về tôn giáo”

Quả thực trên cả tấu hài, hề chèo.

Read More

46 người chết ở Texas: nước Mỹ là “xa lộ đến địa ngục” đối với người di cư

 Vụ việc ít nhất 46 người được cho là di cư đã chết bên trong và xung quanh một chiếc xe đầu kéo bị bỏ hoang ở San Antonio, Texas , theo mô tả của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, "thảm kịch kinh hoàng của con người", còn theo như lời của thị trưởng thành phố, là vụ buôn lậu chết người khủng khiếp nhất ở nước này trong những năm gần đây.


Người di cư đã là một phần quan trọng của Hoa Kỳ kể từ khi thành lập. Đất nước này được biết đến như thiên đường dành cho người di cư - đã trở thành địa ngục.




Hoàn Cầu thời báo được dịp tố, những hành vi ngược đãi vô nhân đạo đối với người di cư, đặc biệt là những người bất hợp pháp, là một trong những vết nhơ đáng kể đối với hồ sơ nhân quyền của Washington. Nhiều người nhập cư không có giấy tờ tùy thân trở thành lao động bất hợp pháp sau khi đến Mỹ. Ở một mức độ nào đó, họ bị các nhóm lợi ích khác nhau ở Mỹ đối xử như nô lệ thời hiện đại.

Trong nhiều năm, những người từ các nước đang phát triển đã được đưa đến Mỹ với lý do giả mạo hoặc chỉ đơn giản là thông qua buôn bán người. Đối với những người này, trở thành lao động cưỡng bức là số phận của họ. Một bản cáo trạng về một số kẻ buôn lậu nhập cư vào năm 2021 tiết lộ rằng các nạn nhân của họ bị buộc phải làm công việc ban ngày trong trang trại, sống trong điều kiện bẩn thỉu, quá đông đúc mà không được tiếp cận thường xuyên với thức ăn và nước uống.

Hơn nữa, những người di cư không phải da trắng dễ bị cảnh sát tàn bạo hơn các nhóm khác ở Mỹ. Ví dụ, vào tháng 4 năm 2022, một cảnh sát da trắng ở Grand Rapids, Michigan, đã bắn chết Patrick Lyoya, một người nhập cư da đen từ Congo  có giấy tờ đầy đủ chạy sang Mỹ tị nạn. Cái chết của Lyoya đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Mỹ. Nếu một người nhập cư hợp pháp bị đối xử theo cách này, thật khó tin vào số phận của những người không có giấy tờ.

Đối với nhiều người nghèo từ các nước đang phát triển, giấc mơ Mỹ quá đẹp và đầy hứa hẹn đến nỗi họ sẵn sàng mạo hiểm vào Mỹ bằng những phương tiện nguy hiểm. Ví dụ, một số người trong số này nhập cảnh từ biên giới phía nam của Hoa Kỳ, đặc biệt là gần biên giới Texas-Mexico, bằng cách trốn trong xe tải. Điều này một phần liên quan đến lịch sử của Texas về các biện pháp khắc nghiệt và cao tay chống lại người nhập cư bất hợp pháp.

Vào tháng 3 năm 2021, Thống đốc Texas Greg Abbott đã khởi động "Chiến dịch Ngôi sao Cô đơn." Nhiệm vụ chung này giữa Bộ An toàn Công cộng Texas và Bộ Quân sự Texas nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm dọc biên giới với Mexico, bao gồm tội phạm xâm nhập, buôn lậu và buôn người. Tính đến tháng 6 này, quân đội Texas đã bắt và chuyển hơn 134.000 người nhập cư bất hợp pháp đến cơ quan thực thi pháp luật và đã từ chối việc vượt biên đối với hơn 16.000 người di cư. Chương trình tốn kém đã được một số tổ chức nhân quyền gọi là "hoạt động phân biệt đối xử và lạm dụng". 

Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích chương trình này là "nơi sinh sôi của việc lập hồ sơ chủng tộc, chính sách thiên vị và đã áp đảo từ các hệ thống tư pháp địa phương, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng về quy trình tố tụng".

Thay vì phản ánh và thay đổi cách đối xử tồi tệ với những người di cư, Chú Sam (Chính phủ Mỹ) đã chọn nâng cấp sự ngược đãi của mình đối với những người này. Do đó, con đường tới Mỹ của những người di cư trông giống đường cao tốc đến địa ngục hơn. Và ngay cả khi một số người trong số này đến được Mỹ, giấc mơ Mỹ mà họ theo đuổi nhanh chóng trở thành cơn ác mộng của sự phân biệt đối xử có hệ thống, bóc lột, bạo lực và thậm chí là cái chết.

Thật là lố bịch khi là một quốc gia bị ám ảnh bởi việc khoe khoang "nhân quyền" của mình, Hoa Kỳ lại không nỗ lực nhiều hơn để cải thiện các điều kiện nhân quyền chính nó. Điều này chỉ cho thấy Washington đạo đức giả như thế nào đối với các vấn đề nhân quyền.

Hoàn Cầu Thời báo hôm 28/6 đã chế giễu: chú Sam, lần sau nếu con tố cáo và bôi nhọ nhân quyền của người khác, con nên soi gương trước để thấy bộ mặt xấu xí của mình với những hành vi vi phạm nhân quyền và nghĩ xem mình phải chịu trách nhiệm cho bao nhiêu mạng người vô tội.
Read More

Việt Tân khoe mình từng được gặp tổng thống Mỹ 15 năm trước

 Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ ngày 25 đến 28/06, tân ngoại trưởng Úc là bà Penny Wong đã nhắc đến trường hợp Châu Văn Khảm – một công dân Úc bị Việt Nam kết án tù vì tội hoạt động chống nhà nước Việt Nam. Đây là một tin vui cho đảng Việt Tân: trong hơn nửa năm họ vận động bà ngoại trưởng Úc tiền nhiệm lên tiếng về trường hợp Châu Văn Khảm, bà này đã làm lơ, coi như họ không tồn tại. Sự im lặng của chính quyền Úc khiến Việt Tân mất mặt đến nỗi vào thời điểm đó, fanpage của tổ chức này phải viết rằng họ cảm thấy hình như mình bị nước Úc xem là “công dân hạng hai”.

Nhưng hôm nay, khi đã được an ủi phần nào, Việt Tân vẫn viết những dòng khiến người ta không khỏi thương hại họ, và những nhóm người Việt cờ vàng có quan hệ với họ.



Chả là cuối bài viết của Việt Tân về vụ Penny Wong nhắc tên Châu Văn Khảm, ta bắt gặp một đoạn có nội dung như sau:

“Ông Khảm đã bị kết tội oan ức và bị giam giữ đã gần 3 năm rưỡi từ Tháng 1, 2019 khi nhà nước CSVN vu cho ông Khảm tội khủng bố vì là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh được phép hoạt động hợp pháp và có mặt tại mọi quốc gia dân chủ trên thế giới. Chủ Tịch Đảng Việt Tân là ông Đỗ Hoàng Điềm đã từng được Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush mời vào Toà Bạch Ốc để tham vấn.”

Trong đoạn văn trên, Việt Tân phải dựa vào việc mình có giấy phép hoạt động tại các nước thân Mỹ, và từng được gặp tổng thống Mỹ, để chứng minh rằng mình không phải là một tổ chức khủng bố. Nói các khác, họ phải dựa vào sự công nhận của người nước ngoài, thay vì người Việt Nam. Cái tư thế vọng ngoại, lệ thuộc, và có phần luồn cúi này phù hợp với một tổ chức tự xưng là muốn “canh tân Việt Nam” hay không? Càng buồn cười hơn, khi tổng thống Mỹ mà Việt Tân nhắc tên là George W. Bush – người đứng đầu một chính quyền bịa ra chuyện “vũ khí hủy diệt hàng loạt” ở Iraq để lấy cơ gây chiến tranh xâm lược.

Trong đoạn văn trên, Việt Tân nói họ được gặp tổng thống Mỹ vào năm 2007. Đọc câu đó lên, người ta không khỏi cảm thấy Việt Tân là một chân điếu đóm phụ việc của tổng thống Mỹ, chứ không phải một tổ chức chính trị của nước Việt Nam độc lập. Nhưng từ năm 2007 đến giờ, tổng thống Mỹ không gặp Việt Tân nữa là vì sao? Có phải họ đã bị thất sủng?

Sau cùng, việc được hoạt động hợp pháp ở Mỹ có cho thấy Việt Tân không phải là một tổ chức khủng bố không? Giả sử Việt Tân mang vũ khí thâm nhập vào Mỹ để lật đổ chính quyền nước này, như chuyện xảy ra trong chiến dịch “Đông Tiến”, liệu nước Mỹ có xem họ là khủng bố? Năm 2017, Việt Tân kích động giáo dân dùng vũ lực để chiếm trụ sở chính quyền địa phương, đó có phải là khủng bố không?

Nếu bị Việt Tân hỏi những câu này,  có lẽ họ sẽ lại lôi tổng thống Mỹ ra để hù người hỏi.

Read More

CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG DANH NGHĨA “NGƯỜI DÂN” ĐỂ CHỐNG PHÁ

 Để tiến hành các hoạt động phá hoại, chống Đảng và Nhà nước mà vẫn có thể lừa bịp được quần chúng nhân dân, các thế lực thù địch, phản động, chống phá đã lợi dụng cái mác “nhân danh nhân dân”, “đại diện cho người dân” để ngụy trang cho hoạt động của chúng.

        Các đối tượng đóng vai “những người đại diện cho nhân dân”, “đòi quyền lợi cho nhân dân” nhằm “đánh bùn sang ao”, đánh đồng hiện tượng của một hoặc một nhóm người với toàn thể nhân dân. Qua đó, các đối tượng tô vẽ, thổi phồng để lừa bịp, dụ dỗ người dân vào các chiêu trò xuyên tạc, tuyên truyền, kích động phá rối an ninh, trật tự, chống phá chính quyền nhân dân.

        Từ vấn đề, sự kiện thu hút người dân trong xã hội, các đối tượng tạo ra sự đối lập, đẩy mâu thuẫn lên cao, châm ngòi cho các hoạt động chống đối chính quyền, cùng với việc xuyên tạc hình ảnh người dân thống khổ, các đối tượng chống phá còn thêu dệt nên hình ảnh của đảng độc tài, xã hội mất dân chủ, chính quyền yếu kém, quan tham,…


        Đặc biệt, lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, đưa ra xét xử do liên quan đến những vụ án tham nhũng, tiêu cực, các đối tượng chống phá suy diễn, quy chụp, cho đó là tình trạng phổ biến, hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, là “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo,… gây hoài nghi và làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

        Bên cạnh đó, lợi dụng một số người dân có khiếu kiện với chính quyền để tạo ra “dân oan”. Không cần biết việc khiếu kiện đúng hay sai, một mặt, các thế lực thù địch tiếp cận, kích động để người dân thấy oan ức, tiếp tục các hoạt động khiếu kiện đông người, gây mất an ninh, trật tự xã hội,… Thậm chí, xuất hiện một số học sinh, sinh viên có hạn chế về nhận thức chính trị bị các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ tham gia bình luận, viết bài, quay video clip cổ súy quan điểm “dân chủ tư sản”, nói xấu chế độ, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước rồi tán phát trên các trang mạng xã hội và được trang “lề trái” nước ngoài khai thác triệt để, tạo hình ảnh về một lực lượng quần chúng bất bình với chế độ ở trong nước.

        Cho dù các đối tượng “khoác tấm áo người dân” với bất kỳ cái tên gì thì bản chất giả nhân, giả nghĩa của các thế lực chống đối đã dần bị bộc lộ. Mọi ngôn từ mĩ miều “thương cho dân”, đồng cảm với “nỗi khổ” của người dân cuối cùng đều dẫn đến mục đích chính trị của chúng là chống phá Đảng, Nhà nước. Bản chất xấu xa của những kẻ “đại diện cho người dân” đã bộc lộ hoàn toàn khi đưa ra những lời hô hào, xúi giục, kích động nhân dân “đoàn kết”, đấu tranh đòi “cái bánh vẽ” tự do, dân chủ, nhân quyền,... để phá hoại sự bình yên của cuộc sống, chống phá công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ta./.

Read More

THỦ ĐOẠN “TRUYỀN THÔNG BẨN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH XOAY QUANH VỤ VIỆT Á

 Sáng nay 30/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Hội nghị nhằm đánh giá thực chất kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua và sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới. Trong đó, hội nghị cũng đã nhấn mạnh việc các thế lực thù địch lợi dụng các vụ việc tham nhũng để xuyên tạc, tuyên truyền sai sự thật về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

THỦ ĐOẠN “TRUYỀN THÔNG BẨN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH XOAY QUANH VỤ VIỆT Á

Cho đến nay có thể khẳng định vụ Việt Á là một đại án với gần 70 bị cáo nguyên là cán bộ công chức nhà nước, trong đó có 02 người nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng và đến nay vụ án vẫn đang được tiếp tục mở rộng điều tra. Vụ án trở thành miếng mồi ngon cho thủ đoạn “truyền thông bẩn” nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam của các đối tượng xấu, thế lực thù địch với đủ loại tình tiết “đơm đặt”, thuyết âm mưu “thanh trừng nội bộ”, cho rằng bản chất chế độ này là “độc quyền” đẻ ra tham nhũng chứ không phải chống tham nhũng, tiêu cực đâu, hay những màn khóc lóc sướt mướt tố cáo, đánh đồng cán bộ, đảng viên đều giống nhau, y như các can phạm vụ Việt Á,…

Chẳng hạn như trên trang Tiếng Dân News ngày 8/6/2022 có bài viết “Cơ chế “dân chủ tập trung” của các ông có vấn đề” hay ngày ngày 15/6/2022 “Vụ Việt Á là một đại án giết người có tổ chức” xuyên tạc rằng vụ Việt Á là “một kịch bản lừa đảo hoàn hảo”, là  “kế hoạch giết người có tổ chức, của cả một hệ thống đảng viên CSVN, từ thượng tầng quốc gia xuống cho tới hàng “tép riu” là ông chủ Việt Á”, chống tham nhũng chỉ là hình thức phổ diễn, nguyên tắc vận hành tập trung dân chủ là nguồn căn sai phạm, muốn chống thực sự phải xóa bỏ chế độ. Ý đồ của kẻ viết đều nhắm đến mục tiêu bôi đen công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam; xuyên tạc sự thật về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trước hết, phải khẳng định rằng đại án Việt Á cho thấy sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, chẳng có luận cứ nào để nói rằng đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo ở Việt Nam là tranh giành quyền lực, là đấu đá nội bộ… nhưng cứ mỗi khi có một cán bộ lãnh đạo vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng thì các thế lực thù địch lại đồng thanh đổ lỗi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và bôi lem hàng chục triệu cán bộ, đảng viên “đều như nhau” cả, rằng “hiện thời, có chỗ nào, cơ quan nào, lãnh vực nào còn “trong sạch” ở Việt Nam.

Thứ hai, xử lý gần 70 người nguyên là cán bộ, đảng viên cũng cho thấy chủ trương quyết liệt, không vùng cấm trong chống tham nhũng, tiêu cực trong cả hệ thống chính trị những năm gần của Đảng, Nhà nước đây là đúng đắn. Có như vậy thì nội bộ Đảng, Nhà nước mới trong sạch và làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thứ ba, cũng không thể vì “đại án Việt Á” mà cho rằng ở Việt Nam “cả guồng máy trục lợi và hệ thống quan chức suy thoái”. Sự thật thì Việt Á và những cá nhân, cơ quan đơn vị liên quan đến vụ tham nhũng này vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra nghiêm túc và sẽ có kết luận rõ ràng. Dù hệ lụy của Việt Á là lớn nhưng lợi dụng vụ việc Việt Á để “truyền thông bẩn” nhằm công kích, xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ; hay cho rằng đó là “một đại án giết người có tổ chức, của cả một hệ thống đảng viên CSVN, từ thượng tầng quốc gia xuống cho tới hàng “tép riu” là ông chủ Việt Á” thì đều là suy diễn và quy chụp. Đây chính là chiêu trò mượn Việt Á, nhân vụ Việt Á để kích động dư luận xã hội, gây hoang mang trong cộng đồng.

Read More

SAU BAO NĂM LƯU LẠC NHƯNG CUỐI CÙNG VẪN "ÚP MẶT VÀO SÔNG QUÊ"

 Sự trở về của ca sĩ Khánh Ly sau bao năm bên xứ tự do với nghệ danh "nữ hoàng chân đất" thu hút khá nhiều quan tâm của dư luận bởi theo ca sỹ này tâm sự có lẽ đây sẽ là "show" diễn cuối cùng như một lời chia tay đến người hâm mộ. Một giọng ca gắn bó với nhạc Trịnh trong thời gian dài đã chiếm được kha kha sự mến mộ của khán giả, những người đắm đuối với dòng nhạc này và tất nhiên người ta cũng không quên những ca khúc với lời lẽ sặc mùi chống cộng của "nữ hoàng không đi dép" khi còn ở bên thiên đường tự do.

        Sau nhiều năm lưu lạc xứ người nhưng cuối cùng ở độ tuổi xế chiều Khánh Ly lại Việt Nam (mà không phải Mỹ hay quốc gia phát triển nào đó) là địa chỉ để tổ chức "show" diễn chia tay người hâm mộ là tôi thấy tư tưởng, nhận thức của ca sĩ nào đang thay đổi. Có lẽ ở cái ngưỡng đít 77 đầu 78, ca sĩ Khánh Ly mới nhân ra đâu mới là quê hương, đâu mới là mảnh đất đáng sống, là nơi có thể gửi gắm cuộc đời còn lại sau khi giải nghệ.


        Các cụ có câu "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại", chuyện cũ chúng tôi cũng không muốn nhắc lại, muốn về thì xin cứ tự nhiên nhưng hãy nhớ chỉ mang tinh hoa về thôi nhé. Còn mấy thứ cực đoan, nhỏ nhen, sân hận thì hãy quăng nó vào sọt rác đi đừng mang nó về Việt Nam. Về để sống lại trong lòng người hâm mộ bằng những ca từ trứ danh của nhạc sĩ họ Trịnh thì được nhưng nếu về lại để ý này, ý khác thì một "nữ hoàng chân đất" chứ 100 "nữ hoàng chân" đất cũng chả thể làm được gì đâu.

        Về để góp phần thăng hoa thêm cho những nốt nhạc Trịnh, về để coi đất nước giờ đây tươi đẹp cỡ nào rồi qua bển mà truyền tai với những người còn đang cố đấm ăn xôi  với những sân hận, nhỏ nhen đến cùng cực cũng nên lắm. 

        Việt Nam giờ khác lắm rồi, phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia trên thế giới ; vị thế và uy tín trên thế giới ngày càng tăng cao và có những đóng góp quan trọng trong hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới. Đời là mấy tí, mọi thứ rồi đều có sự thay đổi, chỉ  là tích cực lên hay ngày càng tiêu cực đi mà thôi./.

Read More

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"!

 Câu chuyện liên quan đến em học học sinh lớp 12 Văn (trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đang khá thu hút sự quan tâm của dự luận. Điều khiến mọi người quan tâm ở đây là việc em đã tư duy và gọi cuộc “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” là “cuộc chiến tranh Việt Nam” với bản chất hoàn toàn khác nhau.

        Ngoài ra, em cho biết từ quan sát về chiến tranh Việt Nam cho thấy không chỉ có đau thương, mất mát mà vẫn tiềm tàng các nét đẹp văn hóa dân tộc, em nhận ra khi quan sát mọi vấn đề đều cần những góc nhìn đa chiều hơn. Phải chăng đây là một chiêu trò “lật sử”, tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!


        Tôi cũng chưa rõ góc nhìn đa chiều của em học sinh này nó mới mẻ đến đâu, nhưng khi em gọi “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” thành “cuộc chiến tranh Việt Nam” thì em hiểu sai vấn đề rồi. Không hề có cái gọi là “cuộc chiến tranh Việt Nam” đâu, chỉ có một cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thôi.

        Lịch sử vẫn còn đó với 21 năm Mỹ xâm lược Việt Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc xâm lược. Thế mà, không biết tự bao giờ mà một bộ phận giới trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại có thể gọi là "Cuộc chiến tranh Việt Nam?

        Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước họ có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.

        Mong rằng khi viết về lịch sử em nên đọc thật kỹ chứ không là ngay từ đầu đã có sự lệch chuẩn dần rồi đấy. Hy vọng em sẽ  thỏa nguyện với giấc mơ của mình ở góc độ viết chứ không phải là một “thủ lĩnh trẻ” trong tương lai?

Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017