CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

MÔN LỊCH SỬ KHÔNG THỂ LÀ MÔN TỰ CHỌN

 Những ngày qua đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự phản ứng và băn khoăn về vấn đề này, không phải chỉ từ các thầy cô dạy sử và những nhà nghiên cứu sử. Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng việc xếp lịch sử thành môn tự chọn cần được cân nhắc lại, nhất là trong bối cảnh đất nước hiện nay. Có thể thấy bài học lịch sử về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu luôn được truyền tai nhau những có vẻ là nói chỉ để làm đẹp lòng mọi người chứ từ nhận thức đi đến hành động vẫn là một cái gì đó hết sức mơ hồ. Không nghiễm nhiên mà khi vừa trở về tổ quốc sau 30 tìm đường cứu nước, Bác Hồ sáng tác bài "Lịch sử nước ta". Người mong muốn qua bài học về lịch sử, khêu gợi lòng yêu nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, kêu gọi đoàn kết toàn dân để chung tay đánh giặc, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

Một tiết học môn sử của học sinh lớp 10A5 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10, TP.HCM)

Năm 2015 cũng thế. Trước đề xuất tích hợp môn lịch sử với các môn học khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân dân Việt Nam không đồng tình và phản ứng gay gắt. Cuối cùng thì Quốc hội ta đã lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của nhân dân và nó được cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội về “Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa 13 về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn”, tại Điều 10 ghi rõ: “Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới...”.

Nghị quyết của Quốc hội vẫn còn có hiệu lực, với tư cách là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam. Vậy tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại không chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội về “Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa 13 về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn”? Tại sao lại đề xuất biến môn lịch sử chương trình THPT thành môn tự chọn? Nhân dân Việt Nam lo lắng cho vận mệnh của dân tộc khi môn lịch sử không được coi trọng. Biến nó thành môn tự chọn thì chẳng khác nào là khai tử nó. Đó là hành động tự tay phá vỡ nền mống, rường cột và cắt đứt huyết mạch của quốc gia!

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích như thế nào trước nhân dân Việt Nam khi đưa Nguyễn Minh Thuyết, một trong 72 kẻ đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể là điều 4 Hiến pháp làm Tổng chủ biên chương trình cải cách sách giáo khoa THPT? Ngày xưa Liên Xô với chỉ vài trăm nghìn đảng viên nhưng lãnh đạo nhân dân đánh bại chủ nghĩa phát xít và đến năm 1991, với hơn 20 triệu đảng viên nhưng bất lực nhìn con thuyền Xô Viết chìm đắm. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là việc xét lại lịch sử, phỉ báng các lãnh tụ và anh hùng Xô Viết. Trưởng ban Tuyên giáo Liên Xô Yakovlev chủ trương để "những đàn sói chồm lên cắn vào lịch sử/ Cào chiến công xé, xác các anh hùng". Bài học đó cần phải nằm lòng, khắc cốt ghi tâm.

Vừa qua có vị Đại biểu Quốc hội trả lời cử tri rằng "người dân hiểu lầm là bỏ môn lịch sử nên họ mới phản đối". Xin thưa rằng, nhân dân Việt Nam ngày nay có trình độ dân trí cao, chủ động đóng góp ý kiến để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người dân thừa hiểu về câu chuyện môn lịch sử chương trình THPT năm mới sẽ là môn tự chọn, nghĩa là thích thì chọn, không thích thì thôi. Vì thế nên lương tri của người Việt Nam đã thôi thúc họ lên tiếng phản đối, không phải là họ hiểu lầm! Trả lời dân nhưng chưa nắm bắt hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy là không thoả đáng. Hy vọng là Quốc hội ta sẽ không đồng ý để biến lịch sử thành môn học tự chọn.

Facebook Comments
Blogger Comments
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017