Hàng năm, cứ tới dịp ngày diễn ra Hải chiến Hoàng Sa thì đám dân chửi lại tuyên truyền rầm rộ cho cái gọi là "tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa". Tuy nhiên bề ngoài là tưởng niệm sự hy sinh của người lính VNCH nhưng mục đích chính là ca ngợi tính “chính nghĩa, chính danh” của chế độ ngụy VNCH, đổ mọi lỗi lầm cho Đảng và quân đội nhân dân Việt Nam, bất chấp thực tế việc làm mất Hoàng Sa do chính ngụy nhu nhược để Mỹ và Trung Quốc đi đêm với nhau và rồi mất biển đảo của ông cha vào tay Trung Quốc năm 1974.
Sự thật lịch sử không thể phủ nhận!
Nhằm lôi kéo, chia rẽ hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, ngày 21/2/1972, Tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon đã chính thức thăm Trung Quốc trong bối cảnh Hoa Kỳ đã sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh bị sụp đổ và phải chấp nhận đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định Paris. Hoa Kỳ cần một chiến thắng trong danh dự để lấy lại thể diện, để áp đảo kết quả trên bàn đàm phán thì mục tiêu của Hoa Kỳ là dùng át chủ bài của không lực Hoa Kỳ với ý đồ ngông cuồng là “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Muốn đảm bảo được chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Mỹ cần Bắc Kinh không can thiệp quân sự vào Việt Nam, hạn chế cung cấp để gây khó khăn cho Việt Nam.
Trong khi đó, giới chóp bu Trung Quốc luôn mong muốn vươn lên làm “anh cả” khối XHCN, soán ngôi vị Liên Xô, đồng thời bành trướng lãnh thổ theo chiến lược “viễn giao cận công” mở rộng lãnh thổ về khu vực Đông Nam Á, nên họ cũng nhanh chóng bắt tay với Mỹ để mặc cả. Chính vì vậy, sau chuyến viếng thăm này, không khó có thể nhận thấy những hành động bất lợi của Trung Quốc nhằm ngăn cản ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Điều này, thể hiện rõ trong nhận định của những nhà phân tích quốc tế về thái độ của Trung Quốc sau chuyến thăm của TT Hoa Kỳ. Nghĩa là Trung Quốc chỉ muốn miền Bắc là phên dậu cho họ như những gì diễn ra ở Triều Tiên trước đó nhưng không muốn Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong bài viết “Năm 1972 trong lịch sử cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước” của tác giả Hà Minh Hồng cũng nói rõ: "mưu toan" của Mỹ trong chính sách ngoại giao nước lớn là: buộc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam (tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở miền Nam. Cụ thể, ngay cuối trong năm 1972, Trung Quốc đã có những động thái ngăn trở chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam, ngó lơ khi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, và đặc biệt trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” – phía Mỹ gọi là Linebacker II. Tất nhiên, để đổi lại sự an toàn, tự do đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm tìm kiếm một “chiến thắng trong danh dự”. Mỹ sẵn sàng và chấp nhận trả cho Trung Quốc một cái giá nào đó. Cái giá đó chính là: HOÀNG SA.
Có hải chiến Hoàng Sa thực sự không?
Có một thời, báo chí và mạng xã hội thông tin về trận chiến này cố ý tô đậm những chi tiết được coi là “bảo vệ chủ quyền” của những binh lính VNCH tham gia cuộc chiến để đánh lừa dư luận, để rêu rao ca ngợi và để “vinh danh chiến sĩ quốc gia oai hùng”; thực chất đó chỉ là chiêu bài của “Cục chiến tranh tâm lý ngụy”. Nhân chứng tham gia cuộc chiến - ông Lê Văn Thự khẳng định ngụy quân với số lượng tàu và vũ khí áp đảo (các tàu HQ-5, HQ-10, HQ-16 đều có vũ khí mạnh hơn 3 tàu của Trung Quốc, tàu HQ-4 các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao). Nhưng HQ-4 lại không tham chiến, HQ-5 thì lại bắn vào HQ-16, bên cạnh đó, ông Thự có đặt ra giả thuyết là hạm trưởng HQ-10 có thể bị trúng đạn do HQ-5 bắn vào. Như vậy, với khoảng cách khá xa giữa các tàu tham chiến lý do nào HQ-5 lại “bắn lạc” vào quân ta .
Một vấn đề cần nghi vấn khác là sau khi trận chiến xảy ra, HQ-4 và HQ-5 chạy sang Phillipines chứ không quay trở ngược lại Việt Nam. Chỉ có HQ-16 của ông Thự trở về với “thương tích đầy mình”. Phải chăng việc chạy sang Phillipines với lý do “sửa chữa tàu” nhằm mục đích che dấu việc HQ-4 và HQ-5 không bị một vết đạn nào như lời ông Thự nêu?
Phải chăng, việc đưa hai phân đoàn ra thực hiện nhiệm vụ nhằm một mục đích khác? Những người trong Bộ tư lệnh Hải quân VNCH và Đại tá Ngạc hoàn toàn biết kết quả của trận chiến, thậm chí, sẵn sàng hi sinh HQ-10 và HQ-16 với một mục tiêu nào đó ? Trong bài “Biển Đông dậy sóng” ông Trần Bình Nam có viết: “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.
Với những vấn đề nêu ở trên, có thể nhận thấy trận chiến khu vực Hoàng Sa ngày 19/1/1974 nằm ở một góc độ sắp xếp có chủ ý của phía VNCH. Theo đó, sau khi bị “ông chủ” Hoa Kỳ buộc phải nhường quần đảo cho Trung Quốc. VNCH đã rút dần khỏi các đảo đang chiếm đóng.
Để mị dân, phía VNCH chỉ đạo 4 tàu chiến tham gia, trong đó, có 2 tàu sẽ là “tốt thí”; hai tàu còn lại cũng tham chiến nhưng thực chất là tiêu diệt chính đồng đội của mình để ngụy tạo chứng cứ, chứng minh thái độ “ yêu nước” qua việc “lên án Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa” bằng tư liệu của bộ máy tâm lý chiến của VNCH che dấu sự yếu kém, bất lực của quân đội VNCH , che dấu việc bán nước, bán đảo theo lệnh chủ.
Với vở kịch “khổ nhục kế” mà Mỹ, Ngụy tạo ra. Chấp nhận thí mạng của 74 người trên 2 tàu HQ - 10 và HQ - 16 ngày 19/01/1974, thực chất Mỹ - Ngụy đã hai tay dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc mà nguyên nhân chính là sự thỏa hiệp giữa người Mỹ và Trung Quốc; Thiệu và đám bù nhìn ngụy Sài gòn muốn chiều ý Mỹ và để níu kéo hy vọng giữ miền Nam Việt Nam nên đã can tâm, nhắm mắt dàn dựng vở kịch bi hài “Hải chiến Hoàng Sa”. Với bản chất ô nhục muôn thủa của mình nên bây giờ chúng trâng tráo, không biết sĩ nhục mà còn đòi “vinh danh”.
Bản chất tay sai của ngụy quyền Sài Gòn - con rối cho Hoa Kỳ ?
Tuy nhiên người Mỹ đã lầm khi đánh giá sai về ý chí và sức mạnh chính nghĩa vô địch của quân và dân Miền Bắc, cái gọi là “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá đã nhanh chống trở thành “đưa niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ trở về thời kỳ đồ nhôm”.
Qua đây, rõ ràng cho thấy bản chất tay sai của ngụy quyền Sài Gòn, họ chỉ là con rối cho Hoa Kỳ giật dây, là công cụ để phục vụ cho các nước lớn sử dụng trong quá trình xâm lược các quốc gia mà họ gọi là “đồng minh” như một vỏ bọc mĩ miều cho mưu đồ xâm lược thuộc địa; cho nên, trong mắt người Mỹ chưa bao giờ ngụy quyền SG được coi là một chính thể hợp pháp. Bởi bản chất của nó chỉ là những kẻ làm thuê, đánh thuê phục vụ cho nhu cầu chính trị của Mỹ và các nước đồng minh. Được điều hành, huấn luyện, trả lương bởi chính Hoa Kỳ. Bản thân ngụy Sài gòn chưa bao giờ được tự chủ, chưa bao giờ có khái niệm về cái gọi là quyền tự quyết, sống ký sinh như loài rông rêu mà thôi. Cụ thể ở chính ngay phát ngôn của “Tổng thống bù nhìn” Nguyễn Văn Thiệu khi tuyên bố "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!" Theo Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ: “Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày”.
Như vậy cái được gọi là “chính thể Việt Nam Cộng hòa” chỉ có thể là một thứ công cụ, làm thuê cho Mỹ quản lý phần đất phía Nam của Việt Nam theo chế độ thực dân mới. Do đó, Mỹ mới là kẻ xâm lược, chiếm đóng trái phép phần lãnh thổ phía Nam của Việt Nam. Bởi là kẻ xâm lược, để đạt được mục đích của mình “rút lui trong danh dự”, một chiến thắng để xoay ngược kết quả đàm phán Paris thì việc Mỹ nhượng phần đất Hoàng Sa cho Trung Quốc để thực hiện mưu đồ của mình là một điều dễ hiểu. Ngay cả những tướng lĩnh, chính khách của “VNCH” cũng cay đắng thứ nhận rằng ngụy quyền Sài Gòn chỉ là những con rối bị Mỹ thao túng. Và người Mỹ thì chỉ coi ngụy Sài Gòn là gì thì hãy nghe câu chuyện Nixon đã nói với Kissinger sẽ rõ: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”. Với Hoàng Sa, khi Mỹ đã ra lệnh cho chính quyền VNCH nhường đất cho Trung Quốc đổi lại Mỹ hứa hẹn sẽ bảo vệ miền Nam Việt Nam cho lũ rông rêu Thiệu, Kỳ. Mà đã là tôi tớ thì đố dám cãi lại quan thầy nên để hợp pháp việc bán Hoàng Sa cho Trung Quốc của Mỹ thì ngụy Sài Gòn bắt buộc phải diễn một vở kịch có tên: “HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 1974” để chạy tội bán nước, bán đảo.
Do đó, đến đây, chúng ta đã thấy rõ được luận điệu xuyên tạc từ cái gọi là “tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa” của đám dân chửi. Dù không thể phủ nhận những hy sinh của các chiến sĩ Hải quân, bảo vệ biển đảo quê hương. Nhưng những sự hy sinh đó của họ đã bị đám “tàn quân” bôi lem theo đúng cách mà chúng đã làm để bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang trước đây.
Thực ra dân chửi cực đoan ở hải ngoại nó chẳng yêu thương gì đến những người đã bị “quân ta bắn chết quân mình” năm 1974 đó đâu; có chăng chúng chỉ dựng lên để phục vụ cho mục đích đen tối của nó là kích động người dân dưới chiêu bài “phò Mỹ bài Trung” mà lâu nay chúng đang diễn đó thôi.