CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

Deltacron có trở thành một "siêu biến thể" gây nên làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu?

 Với lớp áo giáp gai của Omicron và phần lõi của Delta, liệu Deltacron có trở thành một "siêu biến thể" gây nên làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu?

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 1

Tháng 12/2021, TS Paul Burton, Giám đốc y tế của nhà sản xuất vaccine Moderna lên tiếng cảnh báo "siêu biến thể" mới có thể được tạo ra nếu Omicron và Delta cùng lây nhiễm cho một người.

Theo nhà khoa học này, các ca mắc Covid-19 thường chỉ gắn với một biến thể virus, tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 chủng virus có thể "tấn công" con người cùng một lúc. Nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo thành một phiên bản virus mới.

TS Burton nói với các nghị sĩ tại Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ rằng "chắc chắn" chủng virus có thể hoán đổi gen và kích hoạt một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 4

Thời điểm đó, có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ dự đoán của TS Burton. Theo đó, một quá trình tái tổ hợp đã xảy ra ở Anh khi biến thể Alpha hợp nhất với B.1.177, biến thể xuất hiện lần đầu ở Tây Ban Nha, vào cuối tháng 1. 44 trường hợp được phát hiện nhiễm biến thể này trước khi nó biến mất.

Các nhà khoa học ở California cho biết họ đã xác định được một biến thể tái tổ hợp khác vào đầu tháng 2, khi chủng Kent hợp nhất với B.1.429 được phát hiện lần đầu tiên trong khu vực. Tuy nhiên chủng mới này cũng dẫn đến rất ít ca nhiễm và nhanh chóng biến mất.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 5

Một ngày đầu tháng 2 năm nay, Scott Nguyễn, một nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng tại Washington D.C (Mỹ), đang kiểm tra GISAID (một cơ sở dữ liệu quốc tế về bộ gen virus corona), thì nhận thấy điều bất thường.

Một nhóm các mẫu thu thập được ở Pháp vào tháng 1 được các nhà nghiên cứu xác định là hỗn hợp của các biến thể Delta và Omicron. Tuy nhiên, khi Scott Nguyễn xem xét kỹ các dữ liệu, ông thấy có dấu hiệu cho thấy kết luận này là sai.

Thay vì một hỗn hợp các biến thể độc lập, ông phát hiện ra rằng, mỗi virus trong mẫu thực sự mang một tổ hợp gen từ hai biến thể. Đi sâu vào tìm kiếm các biến thể tương tự, nhà khoa học này đã tìm thấy nhiều biến thể tái tổ hợp hơn ở Hà Lan và Đan Mạch.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 7

Ông đã chia sẻ những phát hiện của mình trong một diễn đàn trực tuyến có tên là cov-lineages, nơi các nhà khoa học hỗ trợ theo dõi các biến thể mới. 

"Cần có rất nhiều bằng chứng để chứng minh rằng biến thể lai là có thật", ông nói.

Trên thực tế, trước đó, một biến thể lai delta-omicron được công bố ở Síp sau khi được kiểm chứng, lại là một lỗi kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.

Nhưng lần này, phát hiện của Scott Nguyễn đã đúng.

TS Etienne Simon-Loriere, một chuyên gia về virus tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp), chia sẻ: "Ngày hôm đó, chúng tôi gấp rút kiểm tra lại những gì Scott Nguyễn phỏng đoán và nhanh chóng xác nhận rằng nhà khoa học này đã đúng".

Kể từ đó, TS Simon-Loriere và các đồng nghiệp của ông đã tìm thấy nhiều mẫu virus tái tổ hợp hơn. Cuối cùng, họ đã thu được một mẫu được bảo quản lạnh mà từ đó họ đã nuôi cấy thành công các biến thể lai. Ngày 8/3, các nhà nghiên cứu đã đăng tải bộ gen đầu tiên của mẫu virus SARS-CoV-2 tái tổ hợp trên GISAID.

Virus tái tổ hợp này còn được biết đến với cái tên: Deltacron.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 9

Biến thể lai xuất hiện thông qua một quá trình gọi là tái tổ hợp.

Đôi khi một người bị nhiễm hai biến thể virus SARS-CoV-2 cùng một lúc. Ví dụ, nếu bạn đến một quán bar đông đúc và có nhiều người bị nhiễm bệnh, bạn có thể hít phải các biến thể virus từ nhiều người trong số họ.

Hai loại virus có thể xâm nhập vào cùng một tế bào cùng một lúc. Khi tế bào đó bắt đầu nhân bản virus mới, vật liệu di truyền có thể bị trộn lẫn, có khả năng tạo ra biến thể lai.

Các nhà khoa học nói rằng "xương sống" của biến thể Deltacron đến từ biến thể Delta, trong khi phần gai protein có nguồn gốc từ Omicron.

TS Simon-Loriere nhận định, bộ gen của Deltacron cũng gợi ý rằng nó sẽ không đại diện cho một giai đoạn mới của đại dịch.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 11
Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 13
Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 15

Theo các nhà khoa học, người nhiễm Deltacron có thể xuất hiện các triệu chứng có thể gặp ở biến thể Delta và Omicron.

Các triệu chứng này bao gồm: Chảy nước mũi, hắt hơi, ho dai dẳng, đau đầu và đau họng.

Bệnh nhân cũng có thể bị buồn nôn hoặc mệt mỏi liên tục, ngay cả khi không gắng sức.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 17

"Việc kết hợp giữa Delta và Omicron không mang lại cho biến thể mới này siêu năng lực", TS Amesh Adalja, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nhận định về Deltacron.

Theo TS Adalja, cái tên Deltacron đang khiến dư luận lo lắng quá mức khi hiểu sai rằng nó có tất cả điểm mạnh của Delta và Omicron, trong khi không có điểm yếu nào của chúng. Tuy nhiên thực tế không phải vậy.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 19

Theo TS Adalja, protein gai của Deltacron rất giống với Omicron. Do đó, nếu bạn có các kháng thể có thể phát hiện các protein gai của Omicron, thì không có lý do gì chúng không nhận diện được biến thể lai này. Điều này cũng đúng với các loại thuốc kháng virus có khả năng chống lại Delta và Omicron.

Đồng quan điểm, TS Simon-Loriere cho rằng, protein gai là phần quan trọng nhất của virus khi xâm nhập vào các tế bào. Nó cũng là mục tiêu chính của các kháng thể được tạo ra khi bị virus xâm nhập hoặc khi tiêm vaccine. Vì vậy, các biện pháp mà con người đang sử dụng để chống lại Omicron sẽ vẫn hiệu quả khi chống lại Deltacron.

Các nhà khoa học cho rằng sự đặc biệt ở các protein gai của Omicron cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng gây bệnh nặng của nó thấp hơn các biến thể cũ. Theo đó, các protein gai cho phép Omicron có khả năng xâm nhập mạnh ở các tế bào trong mũi và đường hô hấp trên nhưng lại tỏ ra yếu thế khi tấn công xuống phổi. Với cấu tạo gai protein gần như giống hệt, Deltacron được cho là có cách "tấn công" tương tự Omicron.

Deltacron: Siêu biến thể hay sự thổi phồng từ cái tên - 21

Maria Von Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật tại WHO, cho biết rằng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của biến thể mới so với các biến thể trước đây. Tuy nhiên so với các biến thể trước đó, chẳng hạn như Delta và Omicron, biến thể mới này dường như không dễ lan truyền.

Thông thường, các đột biến sẽ xảy ra đều đặn cho đến khi một đột biến đủ mạnh để trở thành một biến thể mới. Trong trường hợp này, có nhiều đột biến khác nhau xảy ra, có lẽ là một phương thức để tiếp tục sinh tồn của Delta giữa làn sóng Omicron.

Facebook Comments
Blogger Comments
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017