Chính quyền TPHCM quyết ra tay thí điểm đòi lại vỉa hè tại Quận 1, nơi đặt gần như tất cả các biểu tượng của thành phố, nơi đón tiếp nhiều khách du lịch nhất từ Tây đến ta và anh Đoàn Hải phó tri huyện Nhất Quận được chọn là người chỉ huy trận tiên phong này.
Suốt mấy tháng trời, anh Hải giáng đòn chí mạng vào tư duy chây ì, vào sự trì trệ cố hữu của cộng đồng người sống nhờ vào lấn chiếm trái phép… đã có những ngày bất kỳ ai dù là nhà giàu hay quan chức đến Quận 1 cũng nơm nớp bị xích xe nếu vi phạm, pháp bất vị thân (điều này các anh chị đi nước ngoài về luôn ca ngợi nhưng lạ thay ở Việt Nam thì lại chửi anh Hải tối mặt - kỳ lạ VL).
Tất nhiên đã đánh là phải đau, rút gai ra khỏi da sao tránh khỏi rướm máu… bài ca “dân tuý” lại được các anh lều báo và dâm chủ ca lên ỉ ôi khóc mướn như mọi khi vẫn thế, Hà Nội chặt cây thì các anh ôm cây khóc tế, mưa đổ cây vào xe thì đéo thấy các anh sủa câu nào, hết yêu cây các anh chuyển qua yêu cá bằng cách chặn quốc lộ không cho xe cấp cứu thông hành, hết yêu cá các anh lại chuyển qua yêu lửa bằng cách kích động người Đồng Tâm thiêu sống công an… các anh là giống loài tôi khinh bỉ nhất thế gian này.
Quay lại chuyện vỉa hè Sài Gòn, một ngày đẹp trời các anh chị chạy bon bon trên đường, mùi nước hoa Chờ-neo thơm phức còn vương lên áo phải thất thủ trước mùi sườn nướng của thằng trọc đầu, da xăm trổ, dép tổ ong đang thực hiện phần thi Master Chef vỉa hè, nơi đó đứng nướng hoả lò 300 độ C buộc bất cứ người đi bộ lương thiện nào cũng phải rời vỉa hè né tránh - đồng nghĩa với việc đi xuống lòng đường, vừa đi vừa cúi đầu, cái cúi đầu của người lương thiện.
Một ngày khác, anh chị đi bộ nhởn nhơ lỡ chân đá trúng cục gạch cắm cái phểu, mờ nhạt trên cục gạch có chữ A92 thì xin chúc mừng các anh chị đã đạp đổ mô hình sờ ta úp phân phối xăng dầu của nhân dân An Nam anh hùng, nếu may mắn anh chị có thể lướt đi sau khi dựng lại cục gạch khốn kiếp ấy, hoặc giả nếu làm rơi vỡ thì sẽ có 1 con mụ ngồi trong vỉa hè đòi giao phối liên hoàn với mẫu thân anh chị ngay lập tức. Giữa Sài Gòn, người lương thiện phải chịu nhục với kẻ vi phạm pháp luật trắng trợn, hỏi có đau lòng không?
Nhân danh cái nghèo để đạp lên luật pháp, đạp lên sự an toàn của người khác, để một thành phố nhếch nhác, hôi hám là đúng hay sai? Hỏi là đã trả lời
Tất cả những điều kể trên, đó là sự bát nháo của kinh doanh lấn chiếm và anh Hải với chức quan “to không ra to, nhỏ không ra nhỏ” đã dũng cảm giúp nhân dân đòi lại vỉa hè. Nhưng cái anh ấy nhận lại là gì? chắc không cần nhắc lại. Lá đơn này là sự thất thủ hoàn toàn của chiến dịch đòi vỉa hè và có lẽ rất rất lâu nữa mới có một đợt triển khai mạnh mẽ vô tiền khoán hậu, còn bây giờ các anh chị chịu khó sống tiếp với thứ “dân tuý” vô lối ấy.
Sau cơn gào thét ầm ĩ, lần này chính quyền đã chiều lòng quý anh chị, trả lại cho các anh chị cái vỉa hè như các anh chị mong muốn. Gai đâm vào tay thay vì rút nó ra rồi bôi thuốc chữa trị thì các anh chị lại chọn giải pháp ve vuốt, xuýt xoa khóc mướn cho đỡ đau mặc nguy cơ viêm nhiễm.
Xin trích lại vài dòng cuối của lá đơn có mùi hờn dỗi của anh tôi để kết thúc bài viết này: “Khi trở lại là người công dân bình thường, tôi sẽ có thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp “căn cơ”, “nhân văn”, “không làm ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo” trong công việc này”.
Cuộc cách mạng “Bốn Chấm Không” ở Việt Nam khác toàn thế giới ở chỗ, “Không” đầu tiên cần thực thi triệt để phải là “Không dân tuý” người ơi.