CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

Cần nghiêm túc hơn khi công bố bức chân dung của Vua Quang Trung

Lịch sử luôn có những khúc quanh mà hậu thế dù cố gắng đến mấy cũng khó mà tỏ tường. Nhưng cái cách soi để mà tỏ tường sau đây của Nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Duy Chính vừa công bố bài viết có tên "Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung?" hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay và được báo Tuổi trẻ ghi lại thì e là khó mà chấp nhận. 

Sau một hồi chỉ ra và phủ định chân dung của vua Quang Trung trong bức tượng của Vua Quang Trung tại Chùa Bộc (Hà Nội) cũng như bức hình của Vua Quang Trung trên tờ giấy bạc thời Việt Nam Cộng hòa đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng... với những lí do có vẻ cũng dễ dàng chấp nhận và có hạt nhân hợp lý. 

Sự thiếu vắng chân dung vị vua anh hùng, tài năng  trong sách sử và những lần xuất hiện: "Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ".

Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …".

Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con). 

Tuy nhiên, học giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ "quang trung" trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang Trung hay không.

Về tranh vẽ, vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ "giả vương Quang Trung", hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập "Mãn Châu cổ họa". 

Tuy nhiên, lâu nay không có thông tin gì về tập cổ họa ấy" - Theo tuổi trẻ. 

Nhà nghiên cứu đáng kính này đã lục lọi từ nguồn tư liệu quý 
 
chính thức của 
Trung Quốc và biết được rằng sử cổ Trung Quốc đã miêu tả về vua Quang Trung
 trong lần sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc) như sau: "Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...", hoặc "Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng" mà không có hình ảnh đi cùng. 

Nhưng thay vì chấp nhận cái thực tế không có hình ảnh đó, ông này nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Duy Chính) đã tiếp cận thông qua một kênh không chính thức (từ một người bạn Trung Quốc gửi cho) và thông qua cái thuật "đoán" (không biết từ bao giờ cái thuật đoán này lại được đưa vào trong việc kiểm định tư liệu lịch sử) như xác nhận của Tuổi trẻ khi nói về điều này: "Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh. 

Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ". 

Và xem đó là chân dung chính thức của Vua Quang Trung dù cho nó mâu thuẫn rất nhiều đối với các tư liệu sử cổ dạng chữ viết. 
Chân dung vua Quang Trung từ kết quả tìm kiếm của Ts Nguyễn Duy Chính và ông Trần Quang Đức công bố (Nguồn: Tuổi trẻ). 

Với một căn cứ khập khiễng và phi khoa học như thế nên chẳng có gì lạ, sau khi bài báo trên Tuổi trẻ được đăng tải thì tư liệu được tìm ra được cho là chân dung của vua Quang Trung đó đã nhận không ít ý kiến trái chiều. 

Fb Hoang Linh đã viết về điều này như sau: "Tôi không đồng ý với một nhà nghiên cứu VN khi chỉ căn cứ vào tài liệu do TQ cung cấp rồi xác định đây là chân dung vua Quang Trung. 

Một vì vua Việt tiến vào Thăng Long như thiên binh thần tướng, cuộc đời gắn liền với chiến thắng không thể có tướng mạo mắt dơi tai chuột, tiểu nhân, thảm hại như vậy được. Vị vua hào hoa cầm nhành hoa vào kinh kỳ trong vó ngựa chiến chinh tặng Ngọc Hân công chúa phải khác". 

Ý kiến của ông Hồ Liên Thành cũng cho thấy phần nào sự thiếu hợp lý từ kết quả khảo cứu, tìm kiếm: "Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về sử học nước nhà, chỉ là người yêu quý truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, trong đó hình ảnh vua Quang Trung là tượng đài sừng sửng trong tâm trí tôi, nên khi nhìn thấy “bức chân dung thật” của vua Quang Trung đăng kèm bài viết trên Tuổi trẻ online tôi không khỏi ngỡ ngàng, tiếp đến là bất bình.

Tôi ngỡ ngàng và bất bình, bởi các lẽ sau:

1. Tôi không tin bức ảnh được công bố là di ảnh thật của vua Quang Trung, bởi lẽ không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.

2. Nguồn tư liệu mà các “học giả” được nêu tên thu thập lại từ bảo tàng Trung Quốc và mới được cung cấp gần đây. Bằng cách nào để tin phiên bản bức tranh chân dung đó là chân dung thật của vua Quang Trung mà không phải là một sản phẩm ngụy tạo có chủ ý? Tại sao hằng bao thập niên qua, giới nghiên cứu sử học nước nhà không tìm ra mà bây giờ mới được nước bạn cung cấp? Bức họa đó được cho là của họa sĩ cung đình Trung Hoa trực họa ông vua nước Nam để tặng lại vua nước Nam, sao lại nằm ở bảo tàng Trung Quốc? Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không?

3. Một vấn đề quan trọng về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một danh tướng chống Tàu lừng danh, lại được công bố một cách đơn giản, kết luận vội vàng, không thể hiện được phương pháp nghiên cứu, không nghe nói đến một hội đồng khoa học lịch sử thẩm định và phản biện… là một điều khó hiểu của công tác nghiên cứu sử học.

Từ suy nghĩ trên, tôi bất giác nghĩ đến việc phải chăng có sự xuất hiện của một ông Bùi Hiền trong lĩnh vực nghiên cứu sử học nước nhà?

Đây là vấn đề nghiêm túc, vượt ra khả năng của thảo dân tôi nhưng nằm trong trách nhiệm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà quản lý văn hóa…". 

Tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc và nòi giống là một thế mạnh của người Việt. Trong chiến tranh giữ nước trước quân xâm lược thế mạnh này đã được phát huy. Và trong câu chuyện đang nói đến một lần nữa cho thấy được tinh thần ấy. Tuy nhiên, tin chắc rằng cái tinh thần mà vốn chịu nhiều sự ảnh hưởng của cái tôi cá nhân ấy không phải là không có lí. Nên chăng khi mà đang có sự mâu thuẫn, chồng chéo từ nguồn sử liệu thì cần có một cơ quan chủ trì, đứng ra khảo cứu, lấy ý kiến rộng rãi. Với một vị vua anh hùng, có nhiều dấu ấn như Quang Trung - Nguyễn Huệ thì kho tư liệu về ông trong dân vẫn còn rất nhiều, dù thời gian có khỏa lấp đi chăng nữa! 


Sự cẩu thả trong bất cứ lĩnh vực nào đều phải trả giá, nhưng với lịch sử và tiền nhân thì cái giá đó còn lớn và sâu sắc hơn!
Facebook Comments
Blogger Comments
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017