Quyền tự do bày tỏ chính kiến là một trong bốn quyền chính trị cơ bản của con người được pháp luật quốc tế ghi nhận. Khái niệm tự do bày tỏ chính kiến, tự do ngôn luận có thể được tìm thấy trong các văn kiện chính trị-pháp lý quốc tế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Bộ Luật về quyền (Bill of Rights) của Vương quốc Anh ngay từ năm 1680 đã quy định quyền hiến định về tự do ngôn luận và còn nguyên giá trị tới ngày nay.
Tuyên ngôn Dân quyền và nhân quyền của Pháp năm 1789 cũng đặc biệt khẳng định tự do ngôn luận như là một quyền cố hữu của con người. Điều 11 của Tuyên ngôn khẳng định “Trao đổi tự do các ý tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý giá nhất của con người; Mọi người đều có quyền được nói, viết, in ấn tự do; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận”. Tuy nhiên, ngay từ thời kỳ đấy, các nước phương Tây đều có các quy định về hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến.
Thời gian qua, Mỹ vẫn rêu rao cho rằng, Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, vi phạm quyền tự do ngôn luận. Điển hình là vụ việc xét xử đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ngày 30/11, thông cáo của bà Caryn McClelland, Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam được phát đi với nội dung:
"Tôi quan ngại sâu sắc trước việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ "Tuyên truyền chống nhà nước."
"Tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hòa."
Trong tiến trình phát triển, một trong những thành tựu của nhân loại là đưa quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến vào hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia. Việc pháp điển hóa quyền tự do bày tỏ chính kiến trong luật quốc tế đã đẩy khái niệm lợi ích quốc gia, xã hội và chủ quyền xuống thứ yếu. Theo Mỹ, quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến là quyền tuyệt đối, phải được đặt cao hơn cả luật pháp, lợi ích chung xã hội. Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cần thiết phải giới hạn, thậm chí xâm phạm đến luật pháp, chủ quyền nước sở tại.
Không ai phủ nhận vai trò của cá nhân – những thực thể cấu thành xã hội loài người nói chung, các cộng đồng dân tộc nói riêng. Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan hóa các quyền tự do ngôn luận của cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo vệ các quyền của mọi cá nhân?
Một thực tế không thể phủ nhận rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền tự do, nhưng nhất thiết không phải là những quyền tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân có các quyền tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của cả cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả các cá nhân thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự biện mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Chỉ đơn cử, sau khi ghi nhận các quyền cá nhân, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại Điều 29 đồng thời quy định rằng, các quyền cá nhân sẽ bị hạn chế nếu điều đó là cần thiết để đảm bảo lợi ích chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung xã hội. Như vậy có nghĩa là quyền của cộng đồng phải được đặt cao hơn các quyền của cá nhân. Cực đoan hóa các quyền cá nhân tất yếu dẫn tới vi phạm các quyền của cộng đồng, làm tổn hại lợi ích chung của toàn xã hội.
Như vậy, quyền tự do bày tỏ chính kiến phải được đặt dưới quyền cộng đồng, không được ảnh hưởng đến lợi ích chung toàn xã hội.
Thực tế, đối với nhiều nước trên thế giới (cả tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa) thì việc nói xấu Đảng, Nhà nước là hành động được chính phủ trừng trị một cách nghiêm khắc. Đơn cử như ở Ả Rập Xê Út, chính phủ nước này đã ra đạo luật, theo đó đối với những người lên mạng để "nổ", chửi rủa chính phủ, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội sẽ bị hành quyết. Đây là một biện pháp trừng phạt nặng nề đối với công dân mạng. Cụ thể, đạo luật đã nêu rõ việc chỉ trích, nói xấu chính phủ, gây ảnh hướng xấu đến xã hội bị xem là nhành vi phát tán tin đồn nguy hiểm, sẽ phải đối mặt với mức trừng phạt cao nhất là cái chết, thấp hơn có thể là bị giam giữ, cấm ra khỏi nước, giam tại nhà hoặc cấm sử dụng mạng internet.
Qua đó có thể nhận thấy những tiếng khóc thay của Mỹ dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là sự ngụy biện đầy dối trá mà thôi.