Theo lẽ thường tình, con người ta muốn yêu quý và gắn bó với nhau thì đầu tiên và trước hết cần phải tôn trọng và thấu hiểu những nét riêng, nét truyền thống, bản sắc riêng của nhau. Và chính từ cái yêu quý, tôn trọng đó để tìm ra tiếng nói chung, từ đó kết thành một khối đoàn kết, thống nhất và sức mạnh.
Chúng ta đều hiểu rõ, không chỉ trong thời kỳ chiến tranh, mới có chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ bề thống trị, mà ngay cả trong thời bình thì chia rẽ mối đoàn kết lương giáo cũng chính là mục tiêu mà các tổ chức phản động, các phần tử chống đối hướng đến để dễ bề đạt được âm mưu lật đổ nước ta. Hãy nhìn cái cách mà Lê Văn Sơn – Một đối tượng chống đối lâu nay nhìn nhận về đại hội đại biểu người công giáo yêu nước tại giáo xứ Tiếp Võ, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh mới đây là đủ hiểu. Đây chỉ là một dẫn chứng nhỏ, cụ thể nhưng lại có thể khái quát, tựu chung lại âm mưu, ý đồ chống đối chia sẽ đoàn kết lương – giáo của các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối và chống phá hiện nay.
Còn nhờ, trước đó, trong Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng khẳng định: “Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Cộng đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” .
Có thể khẳng định, trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật, các tôn giáo dù lớn hay nhỏ (ít hay nhiều tín đồ) đều bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo; bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo. Cũng theo đó, mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân sẽ đều bị pháp luật nghiêm khắc trừng trị.
Vậy nên mới nói, dùng cách này để chia rẽ đoàn kết lương - giáo thì quả đúng là hèn hẹ lắm "Lê Văn Sơn và những người bạn" ạ./.
Nguyễn Lương Thành
Có thể khẳng định, trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật, các tôn giáo dù lớn hay nhỏ (ít hay nhiều tín đồ) đều bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo; bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo. Cũng theo đó, mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân sẽ đều bị pháp luật nghiêm khắc trừng trị.
Vậy nên mới nói, dùng cách này để chia rẽ đoàn kết lương - giáo thì quả đúng là hèn hẹ lắm "Lê Văn Sơn và những người bạn" ạ./.
Nguyễn Lương Thành