Nhân sự kiện nóng xoay quanh dự án Khu Du lịch tâm
linh tại Sóc Trăng. Một số trang thông tin mạng giật tít gây hoang mang dư
luận. Các tờ báo này quy chụp tỉnh Sóc Trăng xây dựng tượng đài anh hùng người
Trung Quốc nhìn ra biển Đông?
Đầu tiên, thông tin cái tít là chưa chính xác, bị bóp
méo. Cụ thể: Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất Bao bì Thành Lợi (Bình Chánh,
TP HCM) cho biết, doanh nghiệp này chỉ mới đề xuất lên các ban ngành của tỉnh
Sóc Trăng, thì, ngay lập tức đã bị các ban ngành liên quan và đích thân chủ
tịch tỉnh Sóc Trăng trả lời rành rọt: Không chấp nhận cho ý tưởng xây tượng đài
Quan Công.
Sự việc chỉ có vậy, nhưng cư dân mạng liên tục chia
sẻ, chúng ta đang bị những cây bút của truyền thông mạng xỏ mũi thành công. Một
ý tưởng đã chết ngay khi mới đề xuất, nhưng các trang mạng nói như sự đã rồi.
Thậm chí họ xuyên tạc về giá cả bức tượng, bởi cả khu du lịch tổng giá thành 30
tỷ đồng, nhưng các cây bút này thổi phồng lên thành 300 tỷ.
Quả là câu chuyện quá nhạy cảm, tuy nhiên, đứng trên
cương vị là doanh nghiệp. Cái đầu tiên họ quan tâm đấy lại là lợi nhuận, lợi
nhuận họ sẵn lòng tuân thủ luật pháp. Giả như họ xây dựng tượng Quan Công để
làm điểm nhấn khu du lịch tâm linh cũng chẳng có gì sai trái. Bởi lẽ, nếu hiểu
tận cùng về lịch sử nhân vật Quan Công thì ai cũng ngạc nhiên. Theo các nhà
nghiên cứu lịch sử: Từ năm 43 đến 544 sau Công Nguyên, dưới thời Tam Quốc (năm
220 – 265), Giao Châu (Việt nam) thuộc Nhà Đông Ngô (Ngô Vương Tôn Quyền) cai
trị rất tàn ác, vì thế người Lạc Việt thường xuyên nổi dậy chống sự thống trị
của Nhà Ngô.Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm Mậu Thìn (248 sau CN) của Bà Triệu
(Triệu Thị Trinh) đánh Thứ sử Giao châu là Lục Dận, Bà Triệu đã tử tiết khi mới
23 tuổi. Đối với người Lạc Việt, hai cha con Quan Công, Quan Bình tử tiết năm
219 sau CN là một hình tượng Anh hùng chống Nhà Đông Ngô, đã được dân Việt thờ
phụng cho đến ngày nay.
Lịch sử chuyển tiếp, người Lạc Việt (Việt Nam ngày
nay) không còn cư trú trên đất Trung Quốc nữa. Người Lạc Việt mở cõi về phương
Nam, khẳng định quốc gia riêng. Tuy nhiên, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo thì cả
người Nhật, Hàn, Việt Nam, Trung Quốc đều tôn thờ vị Quan Công với khí chất,
biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn của Nhân loại là: Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa,
Nhân, Dũng. Tài năng, Trí Đức của Ngài được tôn thờ đến mức đề cao là Quan
Thánh Đế Quân. Ngay trong Phật giáo Đại Thừa, Quan Công được tín ngưỡng là ngôi
vị Già Lam Bồ Tát, cùng với Vi Đà Bồ Tát là hai Đại Hộ pháp trên cõi Đại Niết
Bàn.
Trong Sử Ký Tư Mã Thiên như Phạm Lãi, Văn Chủng, Tôn
Tử, Việt Vương Câu Tiễn,… là người Việt. Tây Thi – Người phụ nữ đẹp nhất lịch
sử cũng là người Việt. Dã sử Trung Quốc cho rằng bà mẹ thân sinh ra Quan Công
là người Việt, họ Vũ. Vì thế tên khai sinh của Quan Công là QUAN VŨ. Vậy thì
không thể nói rằng QUAN CÔNG (QUAN VŨ) là anh hùng người Trung Quốc được.
Cần thấy rằng ngay các tượng đài đã xây dựng của các
Vị Anh hùng Dân tộc ta khi mới đề xuất lần đầu tiên cũng có rất nhiều ý kiến
khác nhau. Nước ta vẫn còn rất nhiều việc chưa từng làm nhưng sẽ làm, phải làm.
Chuyện dựng tượng Quan Công ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ là việc
đưa tượng Quan Công đã được thờ trong hàng triệu gia đình người Việt ở trong
nhà ra ngoài công viên, lại là công viên du lịch Tâm linh.
Trên đất nước ta hiện cũng có rất nhiều tượng của Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria ...v..v..vốn
không phải người Việt Nam nhưng được tôn thờ vì tiêu biểu cho tính thiện. Ở các
đình chùa Việt Nam đều thờ Quan Công (hay còn gọi là Quan Vũ- Quan Võ). Vì vậy
tượng Quan Công có dựng cũng là sự bình thường, là sự thể hiện tính Nhân Văn
của Dân tộc Việt Nam.
Để giữ vững Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Quốc
gia Việt Nam rất cần sự đoàn kết Quốc tế là rất quan trọng, rất cần thiết trong
xu thế hội nhập. Thiết nghĩ, tinh thần dân tộc cực đoan không phân biệt được
đâu là tham vọng xâm lược của nhà cầm quyền, đâu là văn hóa dân tộc, nhân loại
thì thật là vô minh.
Hoàng Hải Lý