Lê Máy Chém Đi Khắp Miền Nam
(Luật 10-59 Của Ngô Đình Diệm)
Máy chém (Guillotine) thời Ngô Đình Diệm
được sử dụng tại miền Nam để chặt đầu
nhân dân yêu nước, hiện được
trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích
Tội ác Chiến tranh, Sài Gòn
được sử dụng tại miền Nam để chặt đầu
nhân dân yêu nước, hiện được
trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích
Tội ác Chiến tranh, Sài Gòn
Lời Giới Thiệu – Trong ý đồ chạy tội cho chế độ độc tài giáo trị và gia đình trị Ngô Đình Diệm, trong những năm gần đây (từ khỏang 2005), một số “nhà nghiên cứu” tay mơ trong nước, đặc biệt là “nhà nghiên cứu” con chiên Jean Baptiste Nguyễn Hữu Vinh và những đồng đạo “dân chủ” của ông ta như Basam, thường thách thức sự khả tín của những tài liệu lịch sử cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã từng sử dụng máy chém của Thực dân Tây đẻ lại, hầu chặt đầu những người đối lập yêu nước tại miền Nam mà chính quyền nhiều khi gán cho là “cán bộ Cộng sản”.
Bài thơ “Ngô Thuốc Độc Ngợi Ca máy Chém” (trích từ “Chế Lan Viên Toàn tập”) và những tài liệu Việt Mỹ dưới đây (kể cả tài liệu của Việt Nam Cộng hòa) đã chứng minh Đạo Luật 10/59 và chiếc máy chém do Pháp để lại đã từng là nỗi hãi hùng của nhân dân miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Biết bao người dân vô tội cũng đã bị chết oan vì bọn Mật vụ Cần Lao Công giáo ác ôn vu oan giá họa vì tư thù … Chế độ Diệm nhờ hai đế quốc Mỹ và Vatican mà thành hình, chế độ nầy được cho là thay Pháp nhưng lại vẫn duy trì hai di sản của Thực dân Pháp để lại: Đó là Đạo dụ số 10 để đạp các tôn giáo khác xuống bùn cho Công giáo được đặc quyền đặc lợi, và chiếc máy chém hãi hùng chặt đầu những ngưòi yêu nước. - NG
Ngô thuốc độc ngợi ca máy chém
Tiếng vọng trong gió:
Xứ "ông" Diệm cộng hoà
Việt gian thành chí sĩ
Chúng nó mua máy Mỹ
Về cắt đầu dân ta...
Tiếng Ngô thuốc độc:
Ngô bảo: giết người là trọng đại
Việc máu Ngô xem như việc nhà
Huống nữa nay làm nên Tống thống
Giết người, không thể giết qua loa
Lối chém Nam Triều khá hủ hậu
Nhiều gươm mà ít kiếm ra máu
Nước mình tiếng thế nhưng đông dân
Giết người, máu phải cho đầy chậu
Quan Mỹ ngày nay vốn đại tài
Xoẹt qua một lúc, chục đầu rơi
Tính xem! Mười máy kia cùng chém
Ngô có ngay một trăm nụ cười
Đã chém còn bày lắm khó khăn
Pháp trường với không phải pháp trường!
Đâu là Tổ quốc, đấy, Ngô chém
Nơi nào chẳng kiếm được đầu dân!
Chém kiểu Ngô đây quả rất tiện
(Ưu tiên cho những đầu kháng chiến)
Ngô thề có trời, Ngô thương dân
Máy đến tận nhà dân để chém
Máy dong miền Đông, dong miền Tây
Chỉ huy đã có ông quan thầy
Nghề chém như nghề Ngô Tổng thống
Nơi nào có máu thì đi ngay
Lối chém ngày xưa cũng lắm tuồng
Chém chui chém nhủi chả ra hồn
Như sợ mặt trời uống mất máu
Chém người phải trốn giữa mù sương
Ngô chém bây giờ rất hãnh diện
Thầy Mỹ về trông, quan khách đến
Máu người, Ngô để cho người xem
Không có mặt trời thì bật điện
Lũ báo nhà Ngô văn viết... mau
Bút ngâm trong máu đỏ đồng bào
Tâu rằng: Ngô chém rất... nhân vị
Toàn rặt sọ dừa dân... cần lao
Máy Ngô đi trước, mồm theo sau
Mồm phun đỏ máu câu từng câu
Khen: Ngô yêu nước như yêu máu
Máu rơi một sắc, văn trăm màu
Lại ca: thầy Mỹ xưa cho bom
Giờ cho máu chém siêu linh hồn
Xương người vây trắng dinh Ngô ở
Máu người thắp đỏ phố U-ôn
Tiếng vọng trong gió:
Xứ "ông" Diệm cộng hoà
Trăm sự đều của Mỹ
Máy chém thì... nhân vị
Sơn màu U.S.A.
Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn)
* *
*
Năm 1958, cách mạng miền Nam đang lúc thoái trào, chế độ Diệm tự coi là đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chế độ khát máu đang tích tụ nguy hiểm cho chính bản thân nó. Trước hết đó là việc lòng người đã không chịu đựng được nữa. Trên chiến trường, kẻ thù đang áp đảo nhưng các nhóm võ trang cách mạng bây giờ không chỉ giành để tự vệ hay diệt ác ôn ở ấp, xã, mà nhiều nhóm đã có căn cứ đứng chân, ở cấp tỉnh và miền đã coi tiểu đội, trung đội, đại đội bộ đội tập trung thực hiện được những trận tấn công theo kiểu Dầu Tiếng, Minh Thạnh, Bến Củi... Tuy lực lượng chưa lớn, chưa nhiều, nhưng đã là những "Bó đuốc cháy loang" báo trước con đường phát triển tất yếu: chiến tranh cách mạng.
Những điều này giải thích tại sao vào đầu năm 1959 trong khi lớn tiếng hô hào "Bắc tiến" để vừa "lấy gân" vừa đòi viện trợ Mỹ, Diệm lại tuyên bố đặt "miền Nam trong tình trạng chiến tranh" (tháng 3 năm 1959). Điều này có những lý do giả tạo mà Diệm cố trương ra để đàn áp, nhưng có cái thực của nó. Khi kẻ thù "cực thịnh", cũng là lúc bộc lộ chỗ yếu của nó.
Tháng 4 năm 1959, với sự tàn ác của mình, quyết tâm nhổ cỏ tận gốc Cộng sản, "Quốc hội" của Diệm thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên "Luật 10-59" về thành lập các "Tòa án Quân sự Đặc biệt" với lý do "xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa", mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những người cộng sản ở miền Nam Việt Nam.
Đạo luật 10-59 có thể nói là tiếp nối chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” của Ngô Đình Diệm. Chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” là chính sách của Ngô Đình Diệm khi còn là Thủ Tướng, được thi hành từ 1954, và kéo dài trong nhiều năm sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Hiệp định Geneva cấm trả thù những người kháng chiến (Article 14 (c)) nhưng Ngô Đình Diệm là người Công giáo cuồng tín nên nồng nhiệt chống Cộng sản vô thần, truy tìm và tiêu diệt những người tham gia hoặc có liên quan đến Việt Minh trong thời kháng chiến, một hình thức chống Cộng cho Chúa và có thể để trả thù cho người anh cả Ngô Đình Khôi và người cháu Ngô Đình Huân bị Việt Minh giết.
Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản và tùy ý xét xử.
Đạo luật 10-59 thiết lập các Tòa Án Quân Sự, cuộc xử các bị can theo mẫu Kafka trong đó luật sư buộc tội, người biện hộ, và quan tòa chỉ là một và như nhau. Chỉ có hai bản án: xử tử hoặc khổ sai chung thân, không có quyền kháng cáo, và án lệnh phải thi hành trong vòng 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay; dụng cụ tử hình có cả máy chém.... Không kể đối với "cộng sản đã ngoài vòng pháp luật", tức không cần xét xử, luật này giành cho tất cả mọi người được quy là "phá rối trị an".
Theo Chương 4 trong tài liệu “Diem and The Republic Of Vietnam (1955-1960)” [xem link http://www.sparknotes.com/history/american/vietnamwar/section4.rhtml ] thì: “Vào tháng 5, 1959, Diệm ban hành đạo luật 10-59, thiết lập các Tòa Án Quân Sự để đi săn lùng Cộng sản ở Nam Việt Nam, những người mà ông ta nhạo báng là Việt Cộng. Những Tòa Án này không đếm xỉa gì tới công lý, và Đạo luật 10-59 đã được áp dụng một cách tàn bạo… Chế độ Diệm là chế độ phi dân chủ, tham nhũng và cực đoan ngay từ đầu.(In May 1959, Diem passed Law 10/59 , establishing military tribunals to search out Communists in South Vietnam, whom he derisively referred to as Viet Cong. These tribunals were unconcerned with justice, and Law 10/59 was brutal in its application… Diem’s regime was undemocratic, corrupt, and extreme from the beginning.)
Sự tàn ác của Ngô Đình Diệm gắn liền với cái máy chém lê đi khắp miền Nam Và câu nói nổi tiếng của ông ta "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót"! Ông Ngô Đình Diệm còn rất nổi tiếng với các khẩu hiệu: "đồng tâm diệt cộng", "tiêu diệt cán bộ nằm vùng", "tiêu diệt cộng sản tận gốc", thể hiện quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông. Chính quyền của Ngô Đình Diệm luôn luôn quan niệm cộng sản là kẻ thù chính, nhiệm vụ phản công là tối ưu. Ngô Đình Diệm đã tuyên bố: "Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”. Theo bản tiếng Anh, điều 16 thì bắt buộc phải có luật sư, tuy nhiên đấy là trên giấy tờ, trong thực tế ra sao thì không biết. Kèm theo Luật lại có các qui định hành chánh chống Cộng, chẳng hạn con cái gia đình có lý lịch Cộng sản không được đến trường học.
Dưới đây là 4 trang nguyên bản tiếng Anh lấy từ The Vietnam Center and Archive, Texas University, Lubbock, TX.79409 gồm:
- - Liệt kê “những hoạt động phá hoại” [Appendix A, từ trang 69 đến 70, Phần 1] và hệ thống tổ chức của “Tòa án Quân sự Đặc biệt” [Appendix A, từ trang 70 đến 71, Phần 2]
- - Những quy định về hệ thống an ninh và chương trình “chống lại Cộng sản” [Appendix B, từ trang 71 đến 72]
(SH - bấm vào mỗi trang để xem ảnh lớn hơn)
Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố. Những tên ác ôn mặc quần áo rằn ri được tổ chức thành từng đội đưa về hoành hành khắp các thôn ấp Củ Chi và các tỉnh thành khác gây ra tổn thất nặng nề cho cách mạng thời điểm bấy giờ. Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá.... Toàn bộ số cán bộ ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%.
Hình bìa sách “Terreur fasciste au Sud Vietnam - La Loi 10-1959” (Khủng bố Phát xít
tại Nam Việt Nam - Luật 10-1959) bản in bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Hà Nội 1961.
Bản gốc đạo luật này được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II - Đà Lạt, ảnh do Phạm Viết Đào chụp. [SH - bấm vào hình để mở lớn]
Hai trang đầu và phóng to của Luật 10-59
được Ngô Đình Diệm ký ngày 6 tháng 5 năm 1959
Hiện nay trên trang Basam đang mở blog đặc biệt "Việt sử ký" với tuyên ngôn:
“… xét thấy trong bao nhiêu năm nay, nhiều diễn biến quan trọng của đất nước đã không được ghi lại, đánh giá một cách khách quan. Khỏi phải nói và khó nói cho hết rằng điều này hệ trọng tới đâu. Phải làm, sớm ngày nào, xã hội, hậu thế bớt trả giá đắt ngày đó.
Mục đích này đáng hoan nghênh bởi nó là một dạng "nhân dân chép sử" để đối chiếu với "chính quyền chép sử". Tuy nhiên để có một đánh giá thực sự khách quan đối với một sự kiện lịch sử, buộc ta phải tham khảo tiếng nói đa chiều, toàn diện hơn là đóng cửa cho một nhóm lợi ích múa phím.”
Thời gian gần đây nhiều trang mạng nổi lên phong trào "Suy tôn Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Trang Basam đăng không ít bài nhằm phục hồi 'lòng yêu nước" của chính quyền Ngô Đình Diệm. Thật nực cười, 12 năm dưới chế độ VNCH, anh em nhà họ Ngô không có lấy một nắm mồ đắp nổi, không một tấm bia rõ ràng tên tuổi, không một một nén hương tưởng nhớ tha thiết nào. May nhờ có dịp cải trang nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi năm 1980, phần mộ Ngô gia mới được quy tập đoàn tụ, được xây mồ dựng bia tại nghĩa trang Lái Thiêu - Bình Dương. Tiền di dời cũng được hỗ trợ từ chính quyền nhờ diện hộ gia đình khó khăn, vắng chủ. Vậy mà giờ đây lại có lắm kẻ muốn tung hô một thi hài mà chính tay họ đã nhẫn tâm vất bỏ suốt 12 năm ngay dưới thời họ cầm quyền.
Vừa rồi, trang Basam đăng bài "Lê máy chém đi khắp miền Nam..." với lời kết:
“… Lê máy chém đi khắp miền Nam… phải khẳng định, điều này trước năm 1975 ở miền Nam là không có!” Xét rằng, chép sử không thể ba sàm, cũng với cùng mục đích như Basam vậy: "đánh giá một cách khách quan. Phải làm, sớm ngày nào, xã hội, hậu thế bớt trả giá đắt ngày đó". Mà bắt đầu là từ bài viết "Lê máy chém đi khắp miền Nam..." này.
Máy chém (Guillotine) là hàng nhập khẩu bởi Pháp từ cuối thế kỷ 19. Chẳng biết bao nhiêu cái, chỉ biết sau 1954, khi Pháp rút quân đi thì riêng Hỏa Lò được thừa kế 4 cái. Còn ở miền Nam máy chém được sử dụng để phang phập đầu Việt Cộng theo Luật 10/59.
Thực tế chẳng cần chờ đến 10/59, máy chém đã hoạt động từ trước đó rất lâu, điển hình là vụ hành quyết Ba Cụt – thủ lĩnh phe Hòa Hảo- năm 1956.
Riêng Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960" cho thấy, chính sách tố cộng, diệt cộng cùng Luật 10/59 của chính quyền Diệm là một trong những nguyên nhân nổi loạn ở miền Nam và người Mỹ đã tỏ dấu hiệu hết sức quan ngại từ rất sớm bởi "We made too many deviations and executed too many honest people" [Chúng ta (Mỹ và Diệm) đã sử dụng sai lệch quá nhiều và xử tử quá nhiều người lương thiện], trong đó chiếc máy chém chắc chắn điển hình cho "chủ nghĩa yêu nước" bị sai lệch đến ghê rợn của chính quyền họ Ngô.
Trong cuốn "HoChiMinh - A life", William Duiker có viết, hơn 2000 người bị hành quyết thường bằng máy chém từ 1957 - 1959 (Between 1957 and 1959, more than two thousand suspected Communists were executed, often by guillotine after being convicted – Giữa năm 1957 và 1959, hơn hai nghìn người tình nghi là Cộng sản đã bị xử tử, thường bằng máy chém sau khi bị tuyên án ). Nạn nhân cuối cùng của máy chém được ghi nhận là Hoàng Lê Kha – tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Tây Ninh. Trước dư luận mạnh mẽ lên án và phong trào đấu tranh rầm rộ của miền Nam, chính quyền Diệm buộc phải cho Guillotine về hưu non.
Sách The Vietnamese war: revolution and social change in the Mekong Delta của Elliot có dẫn 2 trường hợp khác bị hành hình bằng máy chém: một là Bảy Châu ở chợ Mỹ Phước Tây và hai là một người tên là Tranh ở chợ Bến Tranh. Đấy là chỉ nói về tỉnh Mỹ Tho.
Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết "1,000 SEE GUILLOTINING SAIGON" (1000 người xem xử chém ở Sài Gòn)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara còn biết đến chuyện máy chém (dẫn theo báo Asia Times) mà Quê Choa, Ba Sàm còn quàng quạc lên thì cũng thật là kỳ lạ! Trong bài viết “When Heads Rolled In Vietnam” (Khi đầu rơi tại Việt Nam) đăng trên Asia Times Online số ra ngày 15-9-2010, ký giả Richard Erhlich đã nhắc đến sự cố nầy. (Xem http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/LI15Ae01.html )
Số người bị chính quyền Diệm hành hình có lẽ không có con số chính xác.
Ở niền Nam hiện có 3 nơi trưng bày máy chém: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP.HCM, Bảo tàng Cần Thơ và Khám Chí Hòa. Máy chém ở khám Chí Hòa được chuyển về từ Khám Lớn Sài Gòn từ năm 1953. Ở đây, với lượng tù nhân bị tình nghi VC trung bình 6000 - 7000, đợt cao điểm có khi lên 10000 trong chiến dịch tố cộng, diệt cộng 1956 - 1960, chắc chiếc máy chém không chịu nằm yên đợi ngày vinh dự được phang phập đầu mỗi Hoàng Lê Kha. Sở dĩ vụ tử hình Ba Cụt và Kha Hoàng được biết rộng rãi vì họ nổi tiếng. Ba Cụt là thủ lĩnh giáo phái Hòa Hảo. HLK là tỉnh ủy viên đảng bộ Tây Ninh.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự có một đống tài liệu trưng bày về giai đoạn "tố cộng, diệt cộng" của Diệm, trong đó có một quyển nhìn có vẻ là danh sách người bị đem ra xử, tội danh bị quy kết và dĩ nhiên là cả án của bọn ngụy quyền, sơ sơ 1 tờ mặt đã hơn chục người bị tử rồi, thế mà [“nhóm Công giáo basam”] còn dám nói này nọ như:
Theo tôi biết, khi miền Nam được giải phóng chỉ có một máy chém * nặng cả tấn để ở nhà lao Chí Hòa (Sài Gòn), thực chất mang tính chất dọa dẫm, biểu thị quyền lực, luật pháp của một chế độ chứ nó không hề dùng để chặt đầu người. Tôi được biết, dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, duy nhất có một lần dùng máy chém để chém đầu ông Hoàng Lệ Kha *, một nhân sỹ yêu nước ở Tây Ninh (xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm họ tên ông này, vì tôi nghe chuyện này lâu lắm rồi, qua một nhà sử học nổi tiếng). Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.
Ngoài ra trong bảo tàng còn có bày 1 số báo cũ của chính quyền ngụy đưa tin về các vụ chém đầu tử tù, còn nhớ được 2 cái tên là Võ Song Nhân và 1 người là Tư Lép gì đó. Vậy tối thiểu là không chỉ có cụ Hoàng Lệ Kha. Nguyên dòng chữ "1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì và 1 vô nghề nghiệp sẽ bị đoạn đầu bằng máy chém" (xem hình chụp lại báo) to đùng thế mà còn bảo là "cái máy chém ấy chỉ từng chém đầu 1 người thôi... Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa."
Bốn án tử hình: Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính
(từ trái qua, trên xuống) đăng tải trên báo chí Sài Gòn năm 1962 - Ảnh tư liệu.
Trong 4 người trên thì có ông Lê Hồng Tự và GS Lê Quang Vịnh sau đó thoát án tử và bị đày đi Côn Đảo đến tận 1975 mới được trở về.
Lê Quang Vịnh và mẹ ở Côn Đảo (năm 1971)
"LỄ HUYẾT THỀ CỦA CÁN BỘ SÁT CỘNG":
Trong chiến dịch Tố Cộng những năm 1955-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm
đã tổ chức ra những đoàn "cán bộ" này với nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc
những người gọi là "Cộng sản nằm vùng" (thực chất là những người
kháng chiến cũ, những cán bộ cựu Việt Minh từng cầm súng đánh Pháp,
bất kể họ có là Cộng sản hay không!).
Luật số 10-59 và hình ảnh chiếc máy chém được tuyên truyền rộng rãi trong dân chúng
để khủng bố tinh thần người yêu nước. (Trích báo Buổi sáng, ngày 11 tháng 7 năm 1959)
Một số trang trong cuốn "Miền Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ" của BS Nguyễn Khắc Viện, NXB Tri Thức, 2009, dẫn lại từ quyển "Thành tích sáu năm hoạt động của chính phủ" do Bộ Thông Tin VNCH xuất bản và một số báo chí miền Nam lúc bấy giờ (Tự Do, Cách mạng quốc gia...):
- Trang 303 – “Báo Buổi sáng, 12-10-1959: “Đây là chiếc máy chém (ảnh) đã chặt đầu tên Cộng sản Võ Song Nhơn, ngay lập tức sau khi tòa tuyên án”
- Trang 308 – “Công báo ngày 22-5-1959: “…Các tòa án (Quân sự Đặc biệt) sẽ không chờ các tổ chức an ninh giải các tội phạm đến cho mình. Chính tòa án phải là tổ chức chỉ đạo việc truy lùng các thủ phạm và đồng bọn của chúng. Việc tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố phải do chính bản thân các tòa án điều hành. Các tòa án không phải chỉ là những cơ quan xử án và thi hành pháp luật, mà trước tiên đó là những cơ quan có nhiệm vụ phải tiêu diệt nạn khủng bố”
- Trang 309 – “Báo Cách mạng Quốc Gia, 28-4-1959:” Ngày xưa, khi lòng dân chưa yên, khi số kẻ thù của quốc gia còn đông, các nhà cầm quyền đã ban hành những đạo luật nghiêm khắc, ra lệnh vứt bọn tội phạm vào vạc dầu, trói chúng vào những cột đồng được nung đỏ, vứt chúng làm mồi cho cọp đói … Nếu ngày nay chúng ta không có những luật lệ cũng nghiêm khắc như thế thì bọn Cộng sản sẽ lợi dụng để vĩnh viễn thống trị nông thôn.”
- Trang 312 – “Báo Buổi sáng, 15-10-1959: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng”.
Trang 303, 308, 309 và 312 của tác phẩm
"Miền Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ" của BS Nguyễn Khắc Viện
Tài liệu hiện nay nói về phong trào tố cộng do chính VNCH xuất bản phải kể đến quyển "Achievements of the campaign of denunciation of communist subversive activities: first phase", hoặc tên tiếng Việt của nó là "Thành Tích Tố Cộng Giai đoạn I", do Ủy Ban Tố Cộng của Trần Chánh Thành xuất bản năm 1956, sách nói toàn về thành tích đã bắt được bao nhiêu tên Việt Minh, thiết lập bao nhiêu trại "cải huấn" ... quyển này còn lưu trong Thư Viện Tổng Hợp TPHCM hoặc Thư Viện Quốc Gia ở Hà Nội.
"Lê máy chém đi khắp miền Nam" là cách biểu đạt hình tượng chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Ngô Đình Diệm làm kinh hoàng đến từng bụi lúa bờ tre nông thôn miền Nam. Không thể diễn dịch thô rằng, lê máy chém nghĩa là kéo nó đi khắp nơi và rằng, máy cao 4-5m, nặng hàng tấn thì không thể kéo lê được; để từ đó kết luận câu "Lê máy chém đi khắp miền Nam" là sai.
Kết luận: “ …Lê máy chém đi khắp miền Nam…”, phải khẳng định, điều này trước năm 1975 ở miền Nam là có thật. Lịch sử mãi là lịch sử.
Bonus: ảnh lưu tại Gettyimages, chụp năm 1963, có chú thích "Lính Nam Việt Nam (tuyển từ các tộc thiểu số người Thượng) đang chụp ảnh với những cái đầu Việt Cộng bị chặt"
Vietnam War South Vietnamese soldiers (recruited from members ot ethnic minorities - so-called Montagnards) posing with the heads of beheaded Vietcong
(GERMANY OUT) Vietnam War South Vietnamese soldiers (recruited from members of ethnic minorities - so-called Montagnards) posing with the heads of beheaded Vietcong (Photo by ADN-Bildarchiv/ullstein bild via Getty Images)
Credit: ullstein bild / contributor
Theo Sách Hiếm