"Lò đã nóng lên thì củi tươi cũng phải cháy". Câu nói của Tổng bí thư đang khẳng định công cuộc chống tham nhũng của Đảng đã trở thành một xu hướng, phong trào lan tỏa trong xã hội. Tham nhũng được xác định là vấn nạn ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, vì vậy chống tham nhũng được xem là công việc ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Trong Kết luận Hội nghị trung ương 5 (khóa XI) về công tác phòng, chống tham nhũng đã nêu rõ: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp... gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.
Bên cạnh những tác động tích cực, công cuộc chống tham nhũng cũng đang vấp phải sự chống phá của các thế lực thù địch. Âm mưu của chúng là lợi dụng chống tham nhũng xuyên tạc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, thông qua đó hạ uy tín của Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Không những vậy, chúng còn lợi dụng vấn đề này để tác động vào nhận thức, tâm lý của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, mất niềm tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, từ đó thúc đẩy hình thành các khuynh hướng chống Đảng, Nhà nước ta trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ.
Sự kiện Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật do các sai phạm đang bị các thế lực xấu xuyên tạc là ví dụ điển hình.
Các thông tin độc hại từ một số đối tượng xâu xuyên tạc rằng những sai phạm mà ông Nguyễn Xuân Anh, ông Huỳnh Đức Thơ gặp phải hiện nay (như kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương) có từ thời ông Nguyễn Bá Thanh. Hay diễn đạt khác đi là đó là hệ quả từ "di sản" mà ông Nguyễn Bá Thanh để lại khi rời cương vị Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng để ra Trung ương làm Trưởng ban Nội Chính Trung ương.
Và để chứng minh cho "kết luận" này, ý kiến đã nêu ra một câu đồng dao được cho phổ biến thời kỳ ông Thanh còn làm lãnh đạo Đà Nẵng và câu chuyện giữa ông Bá Thanh - Thiếu tướng Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, nguyên Chánh thanh tra - Bộ Công an. Nhưng xin thưa, có thể thấy những sai phạm của Nguyễn Xuân Anh về nhà cửa, bằng Tiến sỹ, xe doanh nghiệp mà Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận không liên quan gì đến ông Nguyễn Bá Thanh trước đây. Thủ đoạn của chúng chỉ là đưa tin theo kiểu “hóng hớt” để vừa hạ bệ hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh, vừa gây mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Tiếp đến, chúng còn xuyên tạc đội ngũ lãnh đạo trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường hợp Nguyễn Xuân Anh vào Ủy viên trung ương Đảng khi mới 40 tuổi và bị kỷ luật được chúng thêu dệt là nhờ bàn tay của Thái thượng hoàng Nguyễn Văn Chi (Nguyên chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương). Từ đó, chúng cho rằng, thế hệ “thái tử đảng” ở Việt Nam đang là xu hướng phổ biến và đội ngũ này đang ngày càng thoái hóa nghiêm trọng. Nhưng nhìn lại, không ít các nhà lãnh đạo trẻ ở Việt Nam đang làm rất tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước mà nhân dân giao phó. Họ có thể là con cháu của các vị lãnh đạo tiền bối (Lê Thanh Nghị - Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang; Trần Anh Tuấn – Bộ trưởng Bộ Công thương), cũng có thể xuất thân từ các gia đình bình thường: Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ chính trị), Nguyễn Đắc Vinh (UVTW Đảng)… Nhưng điểm chung ở họ là sự tâm huyết với nhiệm vụ và không có các sai phạm như Nguyễn Xuân Anh.
Nếu không quan tâm đào tạo đội ngũ lãnh đạo trẻ để kế cận, liệu Đảng có thể duy trì sự vững mạnh trong tương lai được hay không?
Chắc chắn là không, bởi họ vẫn đang có những đóng góp tích cực cho xã hội, được nhân dân đặt niềm tin tuyệt đối. Chỉ có điều, những vụ việc như Nguyễn Xuân Anh chỉ là số ít được các thế lực xấu xuyên tạc thêm thắt và lợi dụng để chống phá Việt Nam mà thôi.
Nguồn: danoan.net