CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

 Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm trong sạch nội bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, điều này lại giống như cái gai trong mắt đối với các đối tượng phản động, chống đối ở trong và ngoài nước. Chúng gia tăng các hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ hình ảnh, danh dự, uy tín cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các kênh thông tin, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”

Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, Việt Tân cho rằng: “Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.

Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.

Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.

Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.

Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.

Read More

Mỹ bị lên án về nhân quyền khi cho phép các bang cấm phá thai tháng 6 28, 2022

 Ngày 24/06/2022, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết rằng quyền phá thai - vốn được bảo vệ từ năm 1973 trong vụ kiện Roe và Casey - không phải là quyền hiến định. Phán quyết này mở đường cho các tiểu bang tự quyết định về vấn đề nạo phá thai. Nhiều nhà quan sát đã dự đoán rằng sau phán quyết, các bang đang theo đảng Cộng hòa sẽ lần lượt ra luật cấm phá thai, và hiện tượng này thậm chí sẽ còn lan rộng ra nhiều quốc gia. Vì vậy, hôm 25 và 26/06, các cuộc biểu tình để phản đổi phán quyết đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.



Bộ phận cởi mở của nước Mỹ không phải là những người duy nhất cho rằng phán quyết vừa nêu đe dọa nhân quyền. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, đã phát biểu rằng việc ngăn phụ nữ phá thai sẽ khiến việc này trở nên nguy hiểm hơn. Còn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Michelle Bachelet, thì chỉ trích rằng phán quyết tại Mỹ là "bước lùi" cho quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

Trong khi đó, dư luận Mỹ vẫn đang chia rẽ về vấn đề này. Mia Stagner, một người biểu tình 19 tuổi, nói với báo chí rằng "Những gì xảy ra hôm qua thật không thể diễn tả nổi và kinh tởm. Bất cứ phụ nữ nào cũng không nên bị ép buộc trở thành một người mẹ".

Ngược lại, những người ủng hộ phán quyết lại nói rằng phá thai là không tôn trọng "quyền lựa chọn" của thai nhi và có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Một người ủng hộ phán quyết của tòa chia sẻ: "Có một điều mà những người ủng hộ phong trào phá thai không hiểu là chúng - những thai nhi bị phá bỏ - chưa bao giờ được trao quyền 'lựa chọn'".

Giữa cơn hỗn loạn của nước Mỹ, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump mở tiệc ăn mừng. Những thẩm phán bỏ phiếu cho phán quyết trên đều là nam giới theo đảng Cộng hòa, và nó đã không được thông qua nếu ông Trump không dành nhiệm kỳ của mình để cài 3 đảng viên Cộng hòa vào Tòa án Tối cao của Mỹ. Dường như Trump không phải là một chính khách quan tâm đến việc đoàn kết người Mỹ: ưu tiên số một của ông là quyền lợi của phe cánh ông.

Nhưng Trump vẫn đang là gương mặt số 1 của đảng Cộng hòa, và là thần tượng của nhiều nhà dân chửi.

Cho đến nay, các kênh truyền thông của đảng Việt Tân, cũng như nhiều hội đoàn dân chửi khác, vẫn chưa tường thuật các diễn biến vừa kể, chả hiểu vì sao.

Có lẽ trong mắt họ, tình hình nhân quyền ở Mỹ vẫn đang là một chủ đề cấm kỵ.

Read More

BPSOS diễn được cái gì tài Hội nghị tự do tôn giáo quốc tế 2022?

 Từ đầu năm đến trước  khi Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế 2022 diễn ra ở Mỹ, Nguyễn Đình Thắng và đám tay chân đã tuyên truyền rầm rộ về vai trò Thắng trong Ban tổ chức Hội nghị , về việc mời mọc, vận động các nhóm tôn giáo trái phép, chống đối trong nước tham gia với vai đóng như nạn nhân, tố cáo chính quyền, kêu gọi nước ngoài can thiệp để Thắng thu xếp trình diễn tại Hội nghị - nơi sẽ được cả thế giới lắng nghe. Đến sát ngày diễn ra Hội nghị , Nguyễn Đình Thắng khoe khoang đã lôi kéo được 60 đại diện các nhóm “bị bách hại về tôn giáo” trong nước tham gia Hội nghị nói trên. Trong suốt những ngày diễn ra Hội nghị trên, Thắng huy động toàn bộ đám tay chân PR, tiếp sóng livestream trên mạng xã hội rầm rộ nhằm tạo hiệu ứng truyền thông.... Kỳ thực thì Hội nghị Tự do tôn giáo quốc tế có hầm hố như Nguyễn Đình Thắng và đám BPSOS đang trưng trổ?





 

Nhìn vào lịch trình 3-4 ngày diễn ra Hội nghị cho thấy, các diễn văn, bài phát biểu tại phòng hội nghị chính toàn vấn đề khủng do USCIRF và các tổ chức lớn chủ trì, hoặc toàn vấn đề khủng như “diệt chủng” ở Tân cương, hoặc chủ đề lớn kiểu như “Các giải pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo khi đối mặt với nạn khủng bố đang gia tăng”... Riêng BPSOS chắc chỉ thuê được một góc ở phòng trưng bày những “nạn nhân” hay quảng bá các “tổ chức tôn giáo bị cộng sản đàn áp” trong nước, có được vài bài phát biểu ở phòng thảo luận bé tẹo trong hàng chục phòng thảo luận be bé tương tự, chỉ có vài khán thính giả loáng thoáng đến hóng chuyện. Nhìn chung là chìm nghỉm trong cả tá các phòng thảo luận kiểu này.




 

Nhìn vào mục đóng góp để có được suất tham gia Ban chỉ đạo Hội nghị mới thây, tính chất “tư bản” (mua bán/trao đổi) rõ ràng ra sao. Chẳng hạn, với combo đóng 50 - 100 ngàn USD – tức suất đóng tiền cao nhất thì được trưng logo lên sân khấu, được tham gia “Ban Chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, được tham gia bữa tối với các đối tác, được 5-10 vé tham dự trọn gói chương trình, được có video dài 2 phút trình chiếu tại phiên họp toàn thể.


 

Còn với suất đóng 5-10 ngàn USD thì khá hẻo, tức là chỉ được tham gia “Ban chỉ đạo Hội nghị cấp cao”, có 2-3 suất vé tham dự, được có phòng trưng bày tại Hội nghị.

Như vậy, khả năng BPSOS của Nguyễn Đình Thắng mức đóng khoảng chục ngàn USD nên không có video 2 phút được trình chiếu tại phòng họp lớn cũng như không có bài phát biểu tại phòng hội nghị lớn nào cả.

Nhìn vào một hội nghị quốc tế như kiểu đóng tiền để trình diễn này, khác gì chỗ mua bán suất để cò kè được PR cho tổ chức mình mới thấy sự khốc liệt trong cạnh tranh để thu hút được “sự quan tâm” của truyền thông, quốc tế tới cái gọi là “nạn nhân bị bách hại về tôn giáo”

Quả thực trên cả tấu hài, hề chèo.

Read More

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"!

 Câu chuyện liên quan đến em học học sinh lớp 12 Văn (trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đang khá thu hút sự quan tâm của dự luận. Điều khiến mọi người quan tâm ở đây là việc em đã tư duy và gọi cuộc “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” là “cuộc chiến tranh Việt Nam” với bản chất hoàn toàn khác nhau.

        Ngoài ra, em cho biết từ quan sát về chiến tranh Việt Nam cho thấy không chỉ có đau thương, mất mát mà vẫn tiềm tàng các nét đẹp văn hóa dân tộc, em nhận ra khi quan sát mọi vấn đề đều cần những góc nhìn đa chiều hơn. Phải chăng đây là một chiêu trò “lật sử”, tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!


        Tôi cũng chưa rõ góc nhìn đa chiều của em học sinh này nó mới mẻ đến đâu, nhưng khi em gọi “cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” thành “cuộc chiến tranh Việt Nam” thì em hiểu sai vấn đề rồi. Không hề có cái gọi là “cuộc chiến tranh Việt Nam” đâu, chỉ có một cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thôi.

        Lịch sử vẫn còn đó với 21 năm Mỹ xâm lược Việt Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc xâm lược. Thế mà, không biết tự bao giờ mà một bộ phận giới trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại có thể gọi là "Cuộc chiến tranh Việt Nam?

        Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước họ có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.

        Mong rằng khi viết về lịch sử em nên đọc thật kỹ chứ không là ngay từ đầu đã có sự lệch chuẩn dần rồi đấy. Hy vọng em sẽ  thỏa nguyện với giấc mơ của mình ở góc độ viết chứ không phải là một “thủ lĩnh trẻ” trong tương lai?

Read More

Linh mục hay thảo khấu?

 Báo Bình Phước mới đây đã có bài lên án và so sánh linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An “Linh mục mà như giang hồ, thảo khấu” trong đó lên án  linh mục này đăng bài trên facebook xuyên tạc nỗ lực cho chính quyền huyện Nghi Lộc, Nghệ An đối thoại, giải thích dân chúng về lợi ích đóng đường dân sinh cũ, mở đường mới khang trang, rộng, đẹp, hiện đại hơn là “không chân thành trong cuộc đối thoại”, “như một hình thức sửa sai để làm truyền thông lừa dối dư luận” và đe dọa cán bộ: “Đừng tính chuyện đàn áp, đe dọa dân nữa. Các ông chỉ làm cho dân thêm hận thù và nổi loạn mà thôi. Các ông nên nhớ quy luật nhân - quả là có thật. Gieo gió ắt sẽ gặt bão. Đời cha ăn mặn thì đời con cháu các ông nhất định sẽ khát nước”….

Thậm chí, trong buổi đối thoại với người dân xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc hôm 20/5 vừa qua, linh mục này phồng mang trợn mắt uy hiếp rằng: “Con đường gắn với tuổi thơ, ký ức của nhiều người dân giáo xứ Bình Thuận nên phải được giữ lại bằng mọi giá, kể cả đổ máu”. Trong buổi đối thoại kể trên, lẽ ra ông ta chỉ dự với tư cách một công dân, song clip trên mạng cho thấy ông ta luôn thể hiện vai trò cha xứ để ép giáo dân phát biểu. Và đương nhiên những ai bị vị linh mục này xướng tên sẽ phải nói theo giọng điệu của ông ta. Nguyễn Đình Thục vừa liên tục livestream vừa mạt sát, chửi bới chính quyền, kêu gọi giáo dân cầm tờ giấy A4 ghi những câu phản đối như đi biểu tình. Những tên “tay chân” thân tín của linh mục Thục thì hò hét, vừa kích động đám đông vừa đe dọa những người không thể hiện thái độ chống đối chính quyền.



Được biết trước đó, cũng vì cố giữ một con đường dân sinh cũ để gây khó dễ cho chủ đầu tư và chính quyền địa phương, không ai khác mà chính người dân xã Nghi Thuận đã bỏ lỡ 2 dự án có mức đầu tư lên đến 600 triệu USD. Vậy là vì nghe theo lời xúi giục của những kẻ chống phá mà nổi đình nổi đám là linh mục Nguyễn Đình Thục, chính người dân nơi đây đã đánh mất cơ hội có việc làm mới ngay tại nơi mình sinh sống khi dự án không thể triển khai.

Đây không phải lần đầu linh mục này kích động giáo dân chống phá chính sách có lợi cho dân trong vùng nói chung và giáo dân của ông ta nói riêng. Mọi hoạt động cảu ông này từ nhiều năm qua đã thể hiện sự đối đầu, cực đoan, quá khích, băm trợn…bất chấp thủ đoạn để kích động, ép buộc, khống chế giáo dân phải nghe theo ông ta.Chẳng hạn như:

1. Tháng 7/2012, linh mục Thục bất chấp quy định pháp luật của nhà nước quy định về pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật ở Con Cuông, khi lực lượng chức năng vào tuyên truyền, thuyết phục Lm Nguyễn Đình Thục đã tổ chức cho giáo dân chống lại, bắt giữ cán bộ chính quyền trong trụ sở sau đó ra bản tường trình sự việc có nội dung gian dối. Sau sự việc Tổng Giám mục Xã Đoài đã buộc phải chuyển Linh mục Thục về giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu.

2. Tháng 1/2013; mặc dù không liên quan số 14 thanh niên công giáo có hoạt động lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhưng Lm Nguyễn Đình Thục tiếp tục đến quấy rối trước cổng tòa án với lý do lãng xẹt chính quyền ngăn cản tham dự phiên tòa.

 3. Sự việc liên quan sự cố ô nhiễm môi trường biển miền trung; trong khi chính quyền, nhà nước đang tập trung giải quyết những thiệt hại; lợi dụng các hoạt động khiếu kiện hợp pháp thì Lm Nguyễn Đình Thục cùng LM Đặng Hữu Nam, LM Trần Đình Lai (Hà Tĩnh), LM Hoàng Duy Ngợi (Quảng Bình)... tập trung đông đảo giáo dân tuần hành, biểu tình, trương băng rôn, trả lời đài báo phản động ở nước ngoài RFA…tuyên truyền, xuyên tạc sai sự thật. mặc dù vậy, miệng Lm Thục vẫn luôn rêu rao khiếu kiện hợp pháp. Hẳn nhiều người chưa quên hình ảnh linh mục Nguyễn Đình Thục đầu đội mũ bảo hiểm, tay cầm loa phóng thanh, miệng không ngừng tuôn ra những lời lẽ như đám thảo khấu, giang hồ để chỉ đạo giáo dân chiếm lĩnh quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, gây ách tắc giao thông nhiều giờ trong vụ đi kiện Formosa hồi năm 2016.

Thậm chí vì mục đích chống chính quyền, cuối năm 2016, Nguyễn Đình Thục sang Đài Loan dưới danh nghĩa đi kiện Fomorsa nhưng nếu để ý các bạn sẽ thấy rõ linh mục Thục đang đi đêm với tổ chức khủng bố Việt Tân. Chúng ta ai cũng biết linh mục Nguyễn Văn Hùng tại Đài Loan là một tên Việt Tân đầu sỏ đã nhiều lần tuyển, chấm chọn các đầu mối trong nước nhằm chống Nhà nước Việt Nam.

Nhìn toàn bộ quá trình, bất cứ ai thấy rõ bộ mặt thật của linh mục Nguyễn Đình Thục: một kẻ phản động đang câu kết với các tổ chức, cá nhân phản động chống đối Nhà nước. Bổn phận cao cả của một linh mục chân chính là phải chăm lo cuộc sống ấm no, bình yên của người dân, song Nguyễn Đình Thục lại cùng các thế lực thù địch tìm mọi cách để phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Vậy Nguyễn Đình Thục có còn đủ tư cách là một linh mục để người dân tin theo hay không và những hành vi vi phạm pháp luật của cần được xử lý nghiêm minh./.

Read More

Vì sao Ngụy Thị Khanh lại được cả hệ thống dân chủ Mỹ và phương Tây đồng loạt la ó đến vậy?

 Ngày 17/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bà Ngụy Thị Khanh (sinh năm 1976, trú tại số 41 Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội), là giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) 24 tháng tù giam với tội danh trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật Hình sự. Những tưởng đó là câu chuyện hết sức bình thường khi Tòa án ở Việt Nam xét xử công dân Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam về tội danh hình sự hết sức thông thường là “trốn thuế”, không dính dáng gì đến dân chủ, tự do hay nhân quyền gì cả. Vậy nhưng, người ta lại ngạc nhiên vì sao đồng loạt các cơ quan ngoại giao Mỹ, Anh, Canada, các tổ chức nhân quyền, môi trường, truyền thông phương Tây lại rầm rộ xuyên tạc bản án, viên lý do bà ta là người “chống biến đối khí hậu”, rồi gán ghép bản án với sự vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tổ chức xã hội dân sự, kết án oan “người bảo vệ môi trường”, đàn áp “tự do ngôn luận” và đòi trả tự do “vô điều kiện” cho bà ta. Vì sao có chuyện lạ đời như vậy?

 


Bình luận về sự can thiệp và lập luận vô lý xuyên tạc bản án này, khá nhiều blogger, facebooker Việt bày tỏ phẫn nộ, xin trích dẫn một số ý kiến như:

1. Lâu nay, việc những người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực bị bắt, bị phạt về tội trốn thuế không phải là chuyện lạ. Đơn cử như trường hợp năm 2017, một công tố viên tại Tây Ban Nha đã cáo buộc Cristiano Ronaldo 4 tội trốn thuế về tiền bản quyền hình ảnh trong khoảng thời gian gắn bó với Real Madrid từ năm 2011 tới 2014 với tổng số tiền lên tới 14,7 triệu euro; Lionel Messi cũng bị kết án 21 tháng tù treo do 3 lần trốn thuế từ khoản thu nhập 4,1 triệu euro bản quyền hình ảnh từ năm 2007 đến 2009; HLV Jose Mourinho của Manchester United vào đầu tháng 9/2018 cũng dính cáo buộc vì hành vi trốn thuế 3,3 triệu euro; Nữ diễn viên Trái tim mùa thu Song Hye Kyo, minh tinh Võ Tắc Thiên là Lưu Hiểu Khánh hay diễn viên nổi tiếng Phạm Băng Băng của Trung Quốc… cũng dính dáng đến tội danh trốn thuế. Điều đó cho thấy rằng, không phải cứ  là người nổi tiếng thì không có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy thì liệu một người nổi tiếng như bà Nguỵ Thị Khanh có thể trốn tội khi đang sinh sống tại một Nhà nước pháp quyền hay không!? Câu trả lời là không, và dù bà Khanh có là ai, có nổi tiếng như thế nào thì ra trước pháp luật đều bình đẳng như bao công dân khác.

2. Cần lưu ý rằng, Ngụy Thị Khanh đang bị kết án về tội trốn thuế, là tội danh mà bất cứ nước nào cũng xử lý nghiêm khắc, trong đó có pháp luật Mỹ. Vậy tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà ta chỉ với lý do bà ta là “người hoạt động vì môi trường”. Không biết bà Khanh hoạt động được gì cho môi trường, nhưng tất nhiên điều đó không có liên quan gì đến tội trốn thuế.

Nếu cho rằng cơ quan pháp luật của Việt Nam kết án về tội trốn thuế oan cho bà Khanh, Hoa Kỳ hay mấy nước, tổ chức quốc tế trên nên đưa ra chứng cứ để chứng minh, thay vì cứ tung ra những thông tin lập lờ nhằm đánh lận bản chất vụ án.

Việc đưa ra một luận cứ chẳng có chút liên quan nào để hướng lái, thêm bớt yếu tố chính trị vào chuyện này là không thể chấp nhận được. Bất chấp thực tế Ngụy Thị Khanh có hành vi trốn thuế, Mỹ cùng các “nhà dân chủ” lại xuyên tạc vấn đề, tô vẽ ra các “thuyết âm mưu”, hướng lái người đọc lầm tưởng cho rằng đây là việc chính quyền cố tình “bắt bớ người vô tội” để “ngăn chặn các tổ chức xã hội dân sự”.

Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng có những quy định hết sức chặt chẽ liên quan đến thuế. Khi vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả thì người vi phạm sẽ phải chịu những chế tài tương ứng, từ xử lý hành chính cho đến xử lý hình sự. Liên quan đến lĩnh vực thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ có đầy đủ các số liệu liên quan, vì vậy nếu không có hành vi trốn thuế thì chẳng ai có thể làm oan cho người vô tội.

3. Điều dễ thấy ở đây là bà Khanh từ một tội danh mang tính cá nhân, của riêng bà ta bỗng chốc được nâng tầm, gắn với những toan tính chính trị của nhà nước đối với bà. Trong khi họ - những nhà vận động môi trường được nêu tên hoàn toàn không đưa ra được một bằng chứng cụ thể để chứng minh cho điều mình nói.

Nghiêm trọng hơn, mặc dù tội chứng sờ sờ ra đó nhưng các nhà vận động này hoàn toàn bỏ quên cái tội danh khiến bà này bị kết án 24 tháng tù giam mà đi thao thao bất tuyệt nói đến những điều khác.

Trước bà Khanh từng có một nhà dân chủ bị tuyên án cũng với tội danh trốn thuế đó là Lê Quốc Quân. Ở thời điểm đó, vụ án hình sự bình thường này cũng nhanh chóng được chính trị hóa một cách bất chấp. Những người nêu vấn đề đã cố gắng gán ghép vào đó những thuyết âm mưu mà như thể họ chính là người dựng lên và thực hiện đến cùng. Và từ một hành vi phạm tội có tính cá thể, có bằng chứng đàng hoàng, Lê Quốc Quân khi đó được “vinh danh”, được các tổ chức bên ngoài để ý đến. Đương nhiên, với cách PR đã thành bài của đám dân chủ trong nước, đài báo quốc tế cùng hàng loạt các tổ chức nhân quyền nọ kia, tên tuổi của Lê Quốc Quân được nhiều người biết đến. Quân cũng nằm trong danh sách những cái tên được vận động ra nước ngoài sinh sống. Và đến nay, kịch bản một lần nữa lại lặp đến với bà Ngụy Thị Khanh.

Các ý kiến tiêu biểu nêu trên cho thấy rõ, dư luận Việt Nam không lạ gì chiêu trò “chính trị hóa” tội phạm hình sự thông thường nhằm có cớ can thiệp, xuyên tạc vô lối việc thực thi pháp luật tại Việt Nam không cần biết đúng sai, logic. Chỉ có thể cắt nghĩa được rằng, bà Ngụy Thị Khanh phải chăng là con cờ công  phu được dày công tạo dựng, nay bỗng dưng bị chặt phăng khiến cho các thế lực hậu thuẫn nó không thể kiềm chế được phát ngôn?!?

Read More

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

 Mới đây, trên trang VOA Tiếng Việt có đăng bài viết phỏng vấn một sinh viên gốc Việt với tựa đề: “Sinh viên Việt ở Ukraine: “Khi cô giáo hỏi về Việt Nam, mình không có câu trả lời”. Trong bài phỏng vấn, Hoàng không ngại bày tỏ: "nhân quyền đâu, đạo đức ở đâu mà Việt Nam lại làm như thế?". Hoàng nói thêm là Hoàng được học môn Đạo Đức ở Việt Nam, nhưng những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung. Theo Hoàng, Việt Nam không phải là đất nước của những người có hiểu biết, vì nếu ai hiểu biết sẽ bầu chọn cho Ukraine. "Toàn bộ thế giới văn minh ủng hộ Ukraine và lên án Nga. Việt Nam chọn văn minh hay chọn độc tài... Buồn thay".

NỰC CƯỜI TRƯỚC PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG SINH VIÊN UKRAINE GỐC VIỆT

Theo lời giới thiệu của Hoàng thì Hoàng năm nay 23 tuổi, đến từ thành phố Kiev. Hoàng là sinh viên đã được sang Ukraine sinh sống từ năm 8 tuổi. Như vậy, Hoàng đã có hơn 15 năm sinh sống tại Ukraine, chắc chắn tình cảm mà cậu dành cho mảnh đất này là rất lớn.

Tuy nhiên, tôi không biết câu chuyện trên có phải do VOA nghĩ ra hay không, nhưng nếu những điều trên là thật, tôi thật buồn vì cậu sinh viên trẻ gốc Việt có lẽ đã mất gốc Việt từ lâu rồi. Dù sinh sống ở đất nước khác đã lâu nhưng cậu ta mang dòng máu của người Việt, sinh ra tại Việt Nam và có 8 năm sinh sống, đủ để cậu ta cảm nhận được tinh thần dân tộc của người Việt mạnh mẽ đến mức nào thế nhưng chàng sinh viên Hoàng lại có thể mở miệng chê bai chính quyền trong nước là "độc tài", "vô đạo đức".

Có thể tuổi nhỏ nên e không hiểu hoặc cố tình không hiểu, vì phiếu trắng của Việt Nam thể hiện góc nhìn khách quan của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, rằng Việt Nam chọn chính nghĩa chứ không chọn bên. Mỗi bên tham chiến đều có những lí do của mình, và Việt Nam không hề đứng về phía bên nào để chống lại bên nào. Một cách tiếp cận khách quan, nhân văn như vậy tại sao được coi là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế, giữ vững quan điểm muốn làm bạn, làm đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam chưa bao giờ thể hiện quan điểm sẽ đứng về phía Nga hay là Ukraine. Và Việt Nam luôn có chính sách đối ngoại khôn khéo để rồi các nước lớn trên thế giới đều hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam, gồm cả Mỹ, Trung và Nga.

Đọc những câu trả lời của Hoàng mới thấy sức ảnh hưởng của truyền thông phương Tây đã "tẩy não" con người ta như thế nào. Giống như Hoàng, cảm xúc chung của những người Việt sinh sống ở Ukraine vượt qua khó khăn do cuộc chiến mang lại là hoang mang, sợ hãi. Nhưng thay vì giống như đại đa số người Việt khác luôn biết ơn Đại sứ quán Việt tại Ukraine và những nước lân cận vì đã tìm cách giúp họ quay trở về nước hoặc có chỗ trú ẩn an toàn thì Hoàng lại đả kích, vu khống, xuyên tạc về chính sách hỗ trợ công dân Việt của đại sứ quán Việt tại nước ngoài. Nên nhớ rằng, để Hoàng có thể sang nước ngoài học tập và làm việc như thế cũng chính nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tại sao VOA Tiếng Việt lại đăng tải cuộc phỏng vấn chỉ với một sinh viên không tên tuổi? Thông thường khi thực hiện một bài báo phỏng vấn thì phóng viên sẽ hướng theo 02 cách, một là phỏng vấn những người nổi tiếng, có kiến thức chuyên môn như chuyên gia, nghệ sĩ,… hoặc là một nhóm công dân có liên quan đến nội dung bài báo. Tuy nhiên, Hoàng chỉ là một chàng sinh viên bình thường học tập ở Ukaine có mang dòng máu Việt Nam. Bản chất của VOA Tiếng Việt hoàn toàn không phải để thể hiện tiếng nói của chàng sinh viên mà là xây dựng nên hình ảnh chàng sinh viên gốc Việt để mượn lời sinh viên này nói xấu chế độ Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó, Hoàng cũng chỉ là “con mồi” bị phương Tây tẩy não, điều mà các thế lực thù địch đang âm mưu làm biến chất giới trẻ Việt Nam hiện nay theo hướng thân phương Tây.

Trước những sự việc thế giới và trong nước mỗi người có quan điểm riêng và có quyền thể hiện quan điểm đó. Tuy nhiên, việc thể hiện quan điểm khác với việc công kích tiêu cực vào đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mưu đồ xấu xa nào đó. Qua đây, người dân cũng cần bình tĩnh, tỉnh táo, có cái nhìn khách quan và cẩn trọng trong việc thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội để không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta.

Read More

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mua lại 7 trạm thu phí BOT

Ngày 17/5, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng vốn ngân sách để mua lại 7 dự án BOT tồn đọng nhiều năm nay.

Tại cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ ngày 17/5, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Đối tác công tư (PPP) cho biết, đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý vướng mắc 14 trạm thu phí, còn lại 7 dự án BOT chưa có giải pháp, vượt thẩm quyền của Bộ.

Theo ông Thành, tại các dự án BOT này, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng song chưa được thu phí hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu do các nguyên nhân khách quan, không thể lường trước hoặc do thay đổi chính sách từ phía cơ quan nhà nước.

Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng các dự án trước thời hạn, ông Thành cho hay, các dự án BOT trước đây được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng.

Trạm thu phí T2 gần cầu Vàm Cống từng  bị tài xế phản ứng về vị trí đặt trạm. Ảnh: Cửu Long

Trạm thu phí T2 gần cầu Vàm Cống từng bị tài xế phản ứng về vị trí đặt trạm. Ảnh: Cửu Long

7 trạm thu phí thuộc các dự án BOT cần xử lý gồm: Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km5+889).

Trạm thu phí Quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100); trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.

Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Đối tác công - tư có báo cáo chi tiết các trạm BOT trong tháng 5 để trình Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý.

Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017