CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG. HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU

BÀI MỚI

Trung tướng Tô Ân Xô nói về sứ mệnh của '100 đại sứ nhân dân' tại Thổ Nhĩ Kỳ

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sau 10 ngày thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH) thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và về nước vào hôm nay (19/2).

Đoàn CNCH Bộ Công an tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đoàn CNCH Bộ Công an tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung tướng Xô khẳng định, đến thời điểm này hoạt động của Đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam tham gia CNCH tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công tốt đẹp. Đoàn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, áp dụng các chiến thuật linh hoạt, sử dụng các phương tiện CNCH, hoàn thành nhiệm vụ tại 3 địa điểm theo phân công của phía bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, Đoàn đã trao tặng gần 2 tấn thiết bị y tế do Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Cơ quan điều phối quốc gia AFAD và cho Sở Y tế thành phố Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, đoàn cũng thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, trong đó có một số gia đình người Việt; đồng thời hỗ trợ phía bạn trong chế tạo các vật dụng để sử dụng sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn như chế tạo bếp lửa dã chiến để sưởi ấm… Những kết quả trên đã thể hiện bản lĩnh, tính nhân văn, chuyên nghiệp cao, khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng Công an Việt Nam.

Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, Đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam là một trong những đoàn mang đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác CNCH. Tất cả các phương tiện chuyên dụng được mang từ Việt Nam sang đều phát huy tốt tác dụng, đặc biệt là thiết bị camera quan sát hình ảnh và thu âm phát hiện sự sống, thiết bị dò tìm nạn nhân bằng sóng radar; các thiết bị cắt thủy lực, cưa cắt sắt, khoan, cắt bê tông; bộ đàm chuyên dụng; các bộ mặt nạ dưỡng khí làm việc trong môi trường độc hại; máy phát điện phục vụ chiếu sáng và vận hành các phương tiện chuyên dụng của Đoàn...

Trong quá trình làm nhiệm vụ, Đoàn cũng trao đổi và tìm hiểu một số thiết bị chuyên dụng của Đội CNCH Mỹ, thiết bị dò tìm của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan…

Người phát ngôn Bộ Công an cho rằng, việc nhanh chóng cử Đoàn công tác Bộ Công an tham gia công tác CNCH thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần hiệp đồng chiến đấu cao, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Công an nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế; thể hiện tính chủ động trong việc bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ công tác CNCH với mọi điều kiện, khu vực khác nhau.                             Đồng thời, thể hiện truyền thống “tương thân tương ái” cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đóng góp, chia sẻ một phần sức lực của Việt Nam đối với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ. Việc phối hợp tích cực của chính quyền địa phương, các cơ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các đoàn quốc tế khác.

Thổ Nhĩ Kỳ cảm nhận sự dũng cảm của Đoàn CNCH Việt Nam

Trung tướng Tô Ân Xô.

Trung tướng Tô Ân Xô.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao các cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm xung phong lên đường hỗ trợ công tác CNCH.

Phó Giám đốc Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại thành phố Adiyaman đã cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp của Bộ Công an Việt Nam, ngoài ra Cục trưởng Cục Chính sách Giáo dục quốc gia này cũng đến thăm và cảm ơn Đoàn.

Đã có nhiều gia đình, nhiều người dân, một số tổ chức đến nơi Đoàn đóng quân để cảm ơn, các tình nguyện viên khi có yêu cầu di chuyển đến thành phố khác đều rất quyến luyến với Đoàn... Qua hoạt động của Đoàn đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng bền chặt, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng phát triển.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, việc tham gia tìm kiếm CNCH thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp, chia sẻ một phần sức lực của Việt Nam đối với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, là biểu hiện sinh động cho chính sách đối ngoại ưu việt, thái độ cộng đồng trách nhiệm và tinh thần đoàn kết quốc tế của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; khẳng định uy tín, năng lực của lực lượng Công an Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế.

"Việt Nam nói chung, Bộ Công an nói riêng luôn luôn sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức và duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì sự hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới", ông Xô nói.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, 24 cán bộ, chiến sĩ Công an và 76 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia CNCH tại Thổ Nhĩ Kỳ là hiện thân "100 đại sứ nhân dân" giúp bạn bè quốc tế hiểu về đất nước, tình cảm và trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng, đối với nhân loại.

Tất cả những hành động, thông tin trong 10 ngày qua đã thể hiện rõ ràng bản lĩnh, trình độ, chuyên nghiệp, chiến đấu, kỷ luật của các chiến sĩ công an, tôi nghĩ rằng qua phản ứng của người dân sau khi biết được các hoạt động của Đoàn tại Thổ Nhĩ Kỳ thì 100% nhân dân đánh giá rất cao hành động, quyết định của Đảng và Chính phủ Việt Nam, hành động dũng cảm của các cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tại nơi xảy ra thảm họa.

Read More

NGƯỜI MỸ QUÁ ...KHỔ: TRONG TỔNG SỐ 242 NĂM TỪ NGÀY LẬP QUỐC CHỈ CÓ 5 NĂM AN HƯỞNG THÁI BÌNH

Cựu Tổng thống Mỹ Carter cho biết: Hoa Kỳ mới chỉ hòa bình được 16 năm trong số tổng số 242 năm kể từ ngày lập quốc. Tính cả các cuộc chiến tranh, các cuộc tấn công quân sự và chiếm đóng quân sự, thực ra chỉ có 5 năm hòa bình trong lịch sử Hoa Kỳ — 1976, năm cuối cùng của chính quyền Gerald Ford và 1977-1980, toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của Carter. Carter sau đó gọi Mỹ là "quốc gia hiếu chiến nhất trong lịch sử thế giới", ông nói, kết quả là Mỹ buộc các nước khác phải "áp dụng các nguyên tắc Mỹ của chúng tôi."


Trích từ bài Bạn nên biết: CỰU TỔNG THỐNG HOA KỲ JIMMY CARTER KHẲNG ĐỊNH “HOA KỲ LÀ QUỐC GIA HIẾU CHIẾN NHẤT THẾ GIỚI”

Có thể lấy tít là NGƯỜI MỸ QUÁ ...KHỔ: TRONG TỔNG SỐ 242 NĂM TỪ NGÀY LẬP QUỐC CHỈ CÓ 5 NĂM AN HƯỞNG THÁI BÌNH

..... (Hết trích ý kiến bạn đọc)

 bổ sung: 

1. Ông Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter phát ngôn như trên là vào năm 2019 nên khi đó, ông tính Lịch sử Mỹ là 242 năm kể từ ngày lập quốc (ngày 4/7/1776).

2. Trong bức thư gửi con gái Sarah Bache năm 1784, Tổng thống Mỹ Bejamin Franklin viết rằng ông không hài lòng khi đại bàng trọc được chọn là biểu tượng của đất nước. "Đại bàng là loài chim xấu. Nó không bao giờ sống một cách trung thực. 

Con có thể thấy nó đứng trên những cái cây chết ở sông. Nó quá lười biếng để tự bắt cá mà chỉ đợi những con khác kiếm cá và sau đó cướp công", ông viết. 

 Nhận xét trên của cựu Tổng thống Mỹ Bejamin Franklin thực ra lại quá đúng với Lịch sử 246 năm của Hoa Kỳ.

Tính đến năm 2022, Hoa Kỳ sẽ bước sang năm thứ 246 kỷ niệm Ngày Độc lập của họ. 

Tuy nhiên, thực ra, cái ngày 4/7/1776 đó chỉ là ngày đánh dấu sự kết thúc cuộc tranh giành quyền lợi của các phe phái người châu Âu cùng đến xâm lược đất đai của người bản địa da đỏ ở Mỹ. 

Các học sinh ở Mỹ được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy thậm chí còn được tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong Ngày Columbus, ngày lễ quốc gia mang tên ông.

Tuy nhiên, người đàn ông được ghi nhận đã phát hiện ra "Tân Thế giới" lâu nay lại là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử Mỹ do cách ông đối xử với cộng đồng người da đỏ bản địa, cũng như vai trò trong quá trình chiếm đóng thuộc địa. Hàng chục thành phố và nhiều bang Mỹ, như Minnesota, Alaska, Vermont và Oregon, đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người dân Bản địa.

Giờ đây, trong bối cảnh các cuộc biểu tình sôi sục trên cả nước Mỹ vấn đề bất bình đẳng chủng tộc, xuất phát từ vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết, người dân Mỹ bắt đầu phá hủy những bức tượng Columbus, nhằm gợi nhắc về những tội ác mà ông gây ra cho người bản địa.

"Chúng ta nên đặt câu hỏi tại sao những người Mỹ như chúng ta lại tiếp tục tôn vinh Columbus, mà không biết sự thật lịch sử về di sản của ông ấy, cũng như lý do ban đầu lập ra kỳ nghỉ đó", tiến sĩ Leo Killsback, trợ lý giáo sư tại Đại học Bang Arizona, cho biết.

Theo nhà sử học David Perry, rõ ràng những chuyến hải trình của Columbus "có tác động lịch sử không thể phủ nhận, mở ra kỷ nguyên vĩ đại của hoạt động khám phá Đại Tây Dương, thương mại, cuối cùng là chiếm đóng thuộc địa của người châu Âu".

Tuy nhiên, Columbus không phải người đầu tiên phát hiện ra "Tân Thế giới". Trước khi ông đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492, người da đỏ bản địa đã sống tại đây suốt nhiều thế kỷ. Người châu Âu đầu tiên tới lục địa Bắc Mỹ cũng được cho là không phải Columbus, mà là nhà thám hiểm người Na Uy Leif Eriksson, người đến trước Columbus 5 thế kỷ.

Trong hành trình qua các hòn đảo ở khu vực Caribe, cùng những bờ biển tại Trung và Nam Mỹ, Columbus gặp những người dân bản địa mà ông coi là "người Ấn Độ". Ông được cho là đã cùng đoàn tùy tùng bắt nhiều người bản địa làm nô lệ, đối xử vô cùng tàn bạo với họ, theo History, chuyên trang về lịch sử của Mỹ.

Trong suốt những năm có mặt tại châu Mỹ, Columbus đã buộc người bản địa lao động cật lực để kiếm lợi nhuận. Sau đó, ông bán hàng nghìn người Taino sang Tây Ban Nha và rất nhiều người đã chết trên đường. Những người bản địa không bị bắt làm nô lệ thì bị đưa đi đào vàng trong các mỏ và làm việc trong các đồn điền.

History cho biết trong thời gian giữ chức thống đốc tại khu vực giờ đây là Cộng hòa Dominica, Columbus đã giết nhiều người bản địa để đáp trả cuộc nổi dậy của họ. Nhằm đề phòng những cuộc nổi loạn trong tương lai, ông còn cho kéo lê thi thể nạn nhân trên đường phố để thị uy.

Tượng Columbus tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, bị mất đầu hôm 10/6/2020

Hôm 10/6/2020, cảnh sát thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, phải phong tỏa khu vực xung quanh bức tượng Columbus trên đại lộ Atlantic, khi phần đầu của nó bị tháo rời trong đêm và vứt trên mặt đất gần đó. Đây không phải lần đầu bức tượng bị phá hoại. Năm 2015, dòng chữ "Mạng sống người da màu quan trọng" phun bằng sơn đỏ cũng xuất hiện trên bức tượng.

Read More

CỨU HỘ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT TẠI THỔ NHĨ KỲ: Quốc tế đánh giá cao sự chuyên nghiệp, nhiệt tình của Đoàn cứu hộ Việt Nam

 

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Âu, ngày 12/2, mặc dù mới bước sang ngày thứ hai tham gia công tác cứu nạn cứu hộ tại thành phố Adiyaman của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của các thành viên đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã được các lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đánh giá cao.

CỨU HỘ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT TẠI THỔ NHĨ KỲ: Quốc tế đánh giá cao sự chuyên nghiệp, nhiệt tình của Đoàn cứu hộ Việt Nam - Ảnh 1.

Sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của các thành viên đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã được các lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đánh giá cao.

Khi gặp các thành viên của đoàn, những người dân địa phương luôn để tay phải lên ngực trái để thể hiện sự cảm động và biết ơn đối với những lực lượng cứu nạn cứu hộ của Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an), Trưởng đoàn công tác, chia sẻ rằng công tác của đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại Thổ nhĩ Kỳ hiện đang thực hiện theo hướng sử dụng các thiết bị chuyên dụng được mang từ Việt Nam sang. 

Đó là những thiết bị khoan cắt bê tông, thiết bị dò tìm nạn nhân bằng sóng radar, cũng như thiết bị dò tìm nạn nhân bằng camera và âm thanh. 

Đoàn cũng đang đồng thời kết hợp với các phương tiện cơ giới hiện có tại địa phương như máy xúc, máy cào, máy cẩu để phục vụ việc di dời, phá vỡ những tấm bê tông tại những khu vực có người bị nạn. 

Về những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn một thảm họa thiên tai nghiêm trọng, xảy ra ở rất xa lãnh thổ Việt Nam, Đại tá Nguyễn Minh Khương nêu rõ rằng khi sang Thổ Nhĩ Kỳ về cơ bản, đoàn công tác cứu nạn cứu hộ của Việt Nam có được nhiều thuận lợi, được sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đơn vị tình nguyện của nước sở tại. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định liên quan đến điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt so với tại Việt Nam. 

Thời tiết ban ngày tại khu vực cứu trợ đối với anh em cán bộ, chiến sĩ không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, ban đêm quả là một thách thức vì nhiệt độ xuống tới âm 6 - âm 7 độ C, trong khi các cán bộ, chiến sĩ phải ngủ trong lán trại dựng ngoài trời. 

Ngoài ra, bất đồng ngôn ngữ cũng là một yếu tố gây khó khăn cho việc hiểu và thống nhất những phương án đưa ra của các lực lượng phối hợp với nhau. 

Tuy nhiên, các lực lượng phối hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lực lượng quốc tế tham gia cứu nạn cứu hộ đều có tinh thần chung, nên chỉ sau một thời gian rất ngắn, tất cả đều hiểu nhau và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Điều khiến các thành viên trong đoàn công tác rất vui là phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đoàn quốc tế tham gia công tác cứu nạn cứu hộ cùng đoàn Việt Nam đều đánh giá rất cao sự nhiệt tình và sự chuyên nghiệp của các lực lượng cứu nạn cứu hộ Việt Nam. 

Tất cả thể hiện ở việc đoàn Việt Nam sử dụng hiệu quả các thiết bị chuyên dụng, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt là sự chuyên nghiệp trong sử dụng các thiết bị banh, cắt thủy lực, tìm kiếm bằng camera hình ảnh và âm thanh, sử dụng các thiết bị liên quan đến kích, nâng để có thể tách những khối bê tông để phục vụ cho việc cứu nạn cứu hộ. 

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với thảm họa thiên tai phối hợp cùng nhiều quốc gia khác và đã giải cứu được nhiều nạn nhân ngay trong ngày công tác đầu tiên. 

Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam hiện tiếp tục thực hiện đào bới, tìm kiếm dưới các đống đổ nát, các tòa nhà bị sập để tìm, giải cứu người mắc kẹt trong thảm họa động đất ngày 6/2.

 Lo ngại nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau thiên tai

Ngày 12/2 ghi dấu ngày thứ 6 các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn triển khai chiến dịch tại 10 tỉnh chịu ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 7,8 tại Thổ Nhĩ Kỳ và hy vọng tìm kiếm người sống sót ngày càng mong manh. 

Ít nhất 160.000 người, bao gồm cả các nhân viên cứu hộ nước ngoài, đang tìm kiếm người mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. 

Liên Hợp Quốc cho biết có tới 5,3 triệu người tại Syria mất nhà cửa sau trận động đất, trong khi có gần 900.000 người tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cần thực phẩm.

Trước những khó khăn mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang phải đối mặt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi 35 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Aleppo, phía Bắc của Syia trong khi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tới thành phố này, thăm các nạn nhân nhập viện, các khu tạm trú và các địa điểm bị tàn phá sau động đất.

Truyền thông Syria đưa tin chính phủ nước này đã cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới các khu vực ảnh hưởng hiện thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập. 

Thổ Nhĩ Kỳ đang xúc tiến mở thêm 2 tuyến đường cứu trợ mới đến các địa phương này của Syria.

Người đứng đầu WHO ủng hộ việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Syria trong 180 ngày để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả thiên tai.

Rạng sáng 6/2, trận động đất độ lớn 7,8 có tâm chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại lớn tại nước này và nước láng giềng Syria. Tính đến 16h ngày 12/2 (giờ Việt Nam), trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 29.000 người tại cả hai nước, trong đó có 24.617 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và  hơn 4.500 người tại Syria, trong khi có hàng chục nghìn người bị thương./.

Read More

Trả lời anh Phan Xuân Dũng (Viện Yusof Ishak): VIỆT NAM KHÔNG MUỐN NÂNG CẤP QUAN HỆ VỚI MỸ LÀ BỞI CHÚNG TÔI KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH UKRAINA!

  

Mời những ai biết tiếng Anh, xin đọc bản gốc bài viết của tác giả Phan Xuân Dũng- Cán bộ Nghiên cứu tại ISEAS – Viện Yusof Ishak. Viện Yusof Ishak -Viện Nghiên cứu Đông Nam Á là cơ sở giáo dục và nghiên cứu công lập ở Singapore do Bộ Giáo dục Singapore điều hành. Bài với tiêu đề: VIETNAM’S RELATIONS WITH THE UNITED STATES: TIME FOR AN UPGRADE- Dịch: QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI NÂNG CẤP

Trong bài này, anh Phan Xuân Dũng than phiền:

"Hà Nội từ lâu đã do dự trong việc nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược. Nó nên suy nghĩ lại. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong các hội nghị, hội thảo về quan hệ Việt - Mỹ là liệu hai nước có thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hay không. Năm 2013, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, mở đường cho sự hợp tác ngày càng tăng trong các vấn đề thương mại, an ninh, giáo dục, y tế, văn hóa, biến đổi khí hậu và di sản chiến tranh. Hai cựu thù cũng chia sẻ quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề có tầm quan trọng chiến lược như tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước ở sông Mekong, và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Vì những lý do này, cả các quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam đều  ghi nhận rằng mối quan hệ đã có bản chất chiến lược."

"Hoa Kỳ từ lâu đã tìm kiếm một quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Theo lời của Kurt Campbell, chuyên gia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington, Việt Nam là một “ quốc gia dao động quan trọng ” ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với vị trí chiến lược, ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế ngày càng tăng, đồng thời phản đối mạnh mẽ sự hung hăng trên biển của Trung Quốc. Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton  đã đề nghị  nâng quan hệ Việt - Mỹ lên tầm đối tác chiến lược. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris  cũng đề xuất  như vậy trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2021. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã nhấn mạnh  rằng ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông là đạt được quy chế đối tác chiến lược."

"Tuy nhiên, Hà Nội đã không tiếp thu đề nghị của Washington về việc nâng cấp quan hệ song phương. Khác với người đồng cấp Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng chưa bao giờ đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược như một trong những mục tiêu của mình."

(Hết trích từ bài của anh Phan Xuân Dũng)

  Toi cho rằng Phan Xuân Dũng chưa biết hết về Hoa Kỳ! 

Xin anh Dũng trả lời về lịch sử hơn 200 năm sự hiện diện của quốc gia được gọi là Hoa Kỳ: Vì sao cựu Tổngthống JIMMY CARTER KHẲNG ĐỊNH “HOA KỲ LÀ QUỐC GIA HIẾU CHIẾN NHẤT THẾ GIỚI”? Xin anh Dũng trả lời câu hỏi TẠI SAO KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐẢO CHÍNH Ở WASHINGTON?

Nếu anh Phan Xuân Dũng trả lời được câu hỏi trên thì anh sẽ biết, vì sao đến giờ, việc NÂNG CẤP QUAN HỆ VIỆT – MỸ? VIỆT NAM ĐÃ TỪ CHỐI NHƯNG CỐ TẾ NHỊ, KHÔNG ĐỂ MỸ MẤT MẶT!
Người Mỹ đi đến đâu là khói lửa chiến tranh bùng lên ở đó. Bài học Việt Nam, bài học Iraq, bài học Afganistan, bài học Libya, bài học Syria... Và bây giờ là bài học Ukraina! Chừng đó bài học chưa đủ sáng mắt cho anh Phan Xuân Dũng hay sao?
Read More

Nóng trên báo Ý: CỰU THỦ TƯỚNG Ý BERLUSCONI ĐỀ XUẤT ‘KẾ HOẠCH MARSHALL’ ĐỂ ĐỔI LẤY LỆNH NGỪNG BẮN CHO UKRAINA

 


 

Kính mời những ai biết tiếng Ý, xin hãy đọc bản gốc trên báo Ý những bài với tiêu đề Ucraina, Berlusconi: "Da premier non avrei mai parlato con Zelensky"- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky"

https://www.adnkronos.com/ucraina-berlusconi-da-premier-non-avrei-parlato-con-zelensky_78qYbNCROnonCA3K4rKZyg

Hoặc bài  Berlusconidi nuovo contro Zelensky: “Civili uccisi per la sua ostinazione in Donbass”- Dịch:Berlusconi một lần nữa lên án Zelensky: "Dân thường bị giết vì sự cố chấp của ông ta ở Donbass" https://www.ilfattoquotidiano.it/2023/02/12/berlusconi-di-nuovo-contro-zelensky-civili-e-soldati-uccisi-a-causa-della-sua-ostinazione-nel-donbass-insorge-lopposizione/7063115/; hoặc bài Ucraina, Berlusconi: “Non avrei visto Zelensky, non doveva attaccareDonbass”- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Tôi sẽ không gặp Zelensky, ông ta không nên tấn công Donbass"https://tg24.sky.it/politica/2023/02/12/ucraina-dichiarazioni-berlusconi-polemiche; hoặc bài Berlusconi:"Da premier non avrei parlato con Zelensky"

Lãnh đạo Đảng Forza Italia (tức Đảng ‘Nước Ý Tiến lên’- một trong ba chính đảng cầm quyền ở Ý): "Đáng lẽ tổng thống Ukraine không nên tấn công hai nước cộng hòa tự trị Donbass"

"Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky". Silvio Berlusconi, lãnh đạo của Đảng Forza Italia, sau khi bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu ở Milan trong cuộc bầu cử khu vực Lombardy. Tại đây Berlusconi bày tỏ quan điểm của mình về Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, và nói chung về cuộc chiến của Nga ở Ukraina.

BERLUSCONI - "Nếu tôi là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky vì chúng tôi đang chứng kiến ​​​​sự tàn phá của ông ta với đất nước của chính ông ấy, cũng như ông ấy đang tàn sát binh lính và dân thường ở miền đông Ukraina", Berlusconi nói: "Việc ông ấy ngừng tấn công hai nước cộng hòa tự trị Donbass là cần thiết nhưng điều này sẽ không xảy ra, vì vậy tôi đánh giá hành vi của quý ông này rất, rất tiêu cực".

Theo Berlusconi, "để đạt được hòa bình, tổng thống Mỹ nên gặp Zelensky và nói với ông ấy rằng 'một kế hoạch Marshall có sẵn sau khi chiến tranh kết thúc để tái thiết Ukraine' ". Nhà lãnh đạo của Đảng Forza Italia đề cập đến "kế hoạch Marshall trị giá 6-7-8-9 nghìn tỷ đô la với một điều kiện rằng: “bạn ra lệnh ngừng bắn vào ngày mai; nếu không, cũng bắt đầu từ ngày mai, chúng tôi sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ đô la nào nữa!”  

“Chỉ có như vậy mới có thể thuyết phục quý ông Zelensky này đạt được thỏa thuận ngừng bắn", Berlusconi khẳng định. 

 Chú thích: Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, vào tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Marshall (Mácsan) với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Read More

NÓNG: VÌ SAO ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC THÔI CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC?

 Ngày 17/01/2023 , tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trung ương đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân.

Theo thông tin chính thức từ Báo Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. “Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, Đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.”

Trước khi làm Chủ tịch nước hồi tháng 4/2021, ông Phúc có một nhiệm kỳ làm Thủ tướng từ 2016 đến 2021, được Trung ương đánh giá là "đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng". Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm.

Trong đó, hai Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Ba Bộ trưởng bị Trung ương đánh giá là có vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng gồm ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Hà Nội) và ông Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ). Trong đó, ông Long và Ngọc Anh đã bị bắt để điều tra.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Xuân Phúc 69 tuổi, quê Quảng Nam, trình độ cử nhân kinh tế. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị ba khóa liên tiếp từ 11 đến 13; Ủy viên Trung ương Đảng bốn khóa liên tiếp từ 10 đến 13; đại biểu Quốc hội bốn khóa 11, 13, 14, 15.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông về quê làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ chuyên viên, phó văn phòng, chánh văn phòng UBND tỉnh, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Tại Đại hội 13 đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai "trường hợp đặc biệt" Bộ Chính trị khóa 12 tái cử. Tháng 4/2021, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch nước.

Đầu nhiệm kỳ khóa 13, Bộ Chính trị có 18 ủy viên. Sau khi ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc thôi chức, Bộ Chính trị còn 16 ủy viên.

Theo ý kiến của blog, ông Nguyễn Xuân Phúc là người cũng không am hiểu về Lịch sử Việt Nam. Mặc dù từ Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018 HAI VỊ TƯỚNG QUÂN ĐỘI CÙNG TIẾN SĨ NGUYỄN CẢNH TOÀN LÀM VIỆC VỚI PTT VŨ ĐỨC ĐAM VỀ BỘ SỬ 30 TẬP để phản ánh ý kiến nhân dân về sai lầm của Bộ sử 15 tập khi nhóm biên soạn đã tự ý “bỏ chữ nguỵ”, thế nhưng, ngày 24/09/2021, trên đất Mỹ, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn quảng bá cho Bộ sách độc hại này bằng cách tặng sách Bộ Lịch sử Việt Nam cho Khoa Việt Nam học, Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ), ảnh dưới:

Read More

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát

8 người kịp tháo chạy ra ngoài khi cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM bị đổ sập. 1 nạn nhân không chạy kịp bị kẹt trong đống đổ nát.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 1

Đến trưa 18/1, lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa, xử lý hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi trên đường Vĩnh Hội (phường 4, quận 4, TP.HCM). Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang tổ chức tìm kiếm người còn nghi mắc kẹt.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 2

Theo người dân, gần 8h cùng ngày, phần tầng lầu của cửa hàng tiện lợi ở số 18 Vĩnh Hội bất ngờ đổ sập. Lúc này, nhiều người đang ở tầng trệt bị đè, mắc kẹt bên trong, một số người khác may mắn thoát ra ngoài an toàn. Lực lượng cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an địa phương có mặt triển khai cứu hộ.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 3

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 4

Trung tâm y tế 115 (TP.HCM) được huy động, túc trực sẵn sàng sơ cứu cho nạn nhân khi đưa ra ngoài.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 5

Đến khoảng 9h30 sáng cùng ngày, 1 nạn nhân nữ mắc kẹt bên trong được đưa ra ngoài. Nạn nhân được sơ cứu rồi nhanh chóng được đưa đến bệnh viện.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 6

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 7

Lực lượng cứu hộ vẫn đang di chuyển đồ đạc bên trong của hàng ra ngoài, tìm kiếm các nạn nhân nghi còn mắc kẹt bên trong.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 8

Khu vực xung quanh hiện trường được phong tỏa để lực lượng chức năng triển khai phương án cứu hộ.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 9

Hàng hóa bên trong đống đổ nát sau vụ sập được đưa ra bên ngoài. Nhiều người dân sống gần hiện trường cho biết họ nghe tiếng động lớn, sau đó phát hiện tầng lầu của cửa hàng đổ sập, nhiều người gào khóc tháo chạy ra ngoài.

Hiện trường vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, nạn nhân kẹt trong đống đổ nát - 10

Thiếu tá Huỳnh Nguyên Thuận - Phó Đội trưởng Đội công tác cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN Công an TP.HCM (PC07) cho biết, khi lực lượng đến có 8 người kịp thoát ra ngoài, 1 nạn nhân nữ mắc kẹt trong đống đổ nát và được lực lượng giải cứu ngay sau đó.

Read More

Trung ương Đảng đồng ý để Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ

 

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 17-1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trung ương Đảng đồng ý để Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ - 1

Ông Nguyễn Xuân Phúc được cho thôi giữ chức vụ

Theo TTXVN, ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.

Trung ương Đảng đồng ý để Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ - 2

Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-tri/trung-uong-dang-dong-y-de-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-thoi-giu-c...

Read More

Lộ đội hình tuyển Thái Lan chuẩn bị đối đầu Việt Nam?

 

Dựa vào diễn biến những buổi tập gần nhất của Thái Lan, tờ Thai Rath dự báo đội hình đội bóng đất Chùa Vàng sẽ xuất quân trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam tối nay (13/1).

Đáng chú ý, đội hình mà tờ nhật báo hàng đầu Thái Lan Thai Rath dự báo cho trận chung kết lượt đi tối nay, không có chân sút hàng đầu của bóng đá xứ sở Chùa Vàng Teerasil Dangda.

Cầu thủ đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới AFF Cup 2022 dính chấn thương trong trận bán kết lượt về giữa Thái Lan và Malaysia tối 10/1. Cho đến tối qua (12/1), Teerasil Dangda vẫn phải tập riêng với nhân viên y tế và chuyên gia thể lực của đội Thái Lan trên sân Mỹ Đình.

Lộ đội hình tuyển Thái Lan chuẩn bị đối đầu Việt Nam? - 1

Đội tuyển Thái Lan sẽ chơi với sơ đồ 4-3-3 và các biến thể của sơ đồ này trong trận gặp Việt Nam tối nay? (Ảnh: Thai Rath).

Cũng trong đội hình dự kiến của Thái Lan chuẩn bị cho trận đấu với Việt Nam, cầu thủ chạy cánh trái Theerathon Bunmathan được kéo hẳn vào khu vực trung lộ, chơi như một tiền vệ trung tâm. Điều này nhằm tăng cường khả năng giữ trục giữa và phân phối bóng cho đội bóng trong tay HLV Mano Polking.

Trong khung thành, thủ môn Kampol Pathomrakul sẽ xuất trận ngay từ đầu, thay thế cho thủ môn Kittipong Phuthawchueak vốn mắc lỗi ở trận bán kết lượt đi AFF Cup năm nay, giữa Thái Lan với Malaysia.

Trong trận bán kết lượt đi nói trên, Kittipong Phuthawchueak chơi thiếu an toàn trong các pha ra vào chống bóng bổng. Một trong số đó là tình huống Dominic Tan của Malaysia đánh đầu tung lưới đội tuyển Thái Lan trong hiệp hai.

May mắn cho Thái Lan pha ghi bàn này không được công nhận, do trọng tài người Hàn Quốc Kim Dae Yong khi đó nhận định sai. Ông Kim Dae Yong cho rằng Dominic Tan cản thủ môn đội Thái Lan khi nhảy lên tranh bóng, nhưng thực tế người va chạm với thủ thành Kittipong Phuthawchueak lại là trung vệ Pansa Hemviboon của chính đội Thái Lan.

Lộ đội hình tuyển Thái Lan chuẩn bị đối đầu Việt Nam? - 2

Trung vệ Pansa Hemviboon với chiều cao 1m90 sẽ là vũ khí lợi hại của đội tuyển Thái Lan trong các pha tranh chấp bóng bổng (Ảnh: FAM).

Nếu bàn thắng đấy được công nhận, Thái Lan có thể đã thua Malaysia 0-2 ở lượt đi, đồng thời không còn tinh thần để lật ngược tình thế trong trận bán kết lượt về. Đến trận bán kết lượt về, HLV Mano Polking đã thay thủ môn Kittipong Phuthawchueak bằng thủ thành Kampol Pathomrakul, và tuyến dưới của Thái Lan chơi tốt hơn.

Về cơ bản, Thái Lan sẽ chơi với sơ đồ 4-3-3. Với sơ đồ này, họ có thể chuyển thành 4-5-1 khi cần tăng cường cho phòng ngự.

Đội hình này gồm thủ môn Kampol Pathomrakul. 4 hậu vệ có Sasalak Haiprakhon (trái), Kritsada Kaman, Pansa Hemviboon và Suphanan Bureerat.

Hàng tiền vệ của Thái Lan có 3 người gồm Sarach Yooyen, Peeradon Chamratsamee và Theerathon Bunmathan. Trong số này, Theerathon Bunmathan được điều từ vị trí hậu vệ trái vào trung tâm hàng tiền vệ, chơi cao nhất trong số 3 tiền vệ vừa nêu, giữ nhiệm vụ tổ chức lối chơi cho đội bóng xứ sở Chùa Vàng.

Ở trên cùng, các tiền đạo của đội Thái Lan gồm các tiền đạo cánh Bordin Phala (trái) và Ekanit Panya (phải), cùng trung phong Adisak Kraisorn. Riêng Adisak Kraisorn là người đá thay vị trí của Teerasil Dangda đang chấn thương.

Lộ đội hình tuyển Thái Lan chuẩn bị đối đầu Việt Nam? - 3
Read More
Chỉ nói sự thật

Bản quyền thuộc về © MasterX 2017